Tất cả
Bệnh Tôm
Kỹ thuật
Thị trường

Cách hạ pH trong ao nuôi tôm hiệu quả chỉ trong nháy mắt 2024

TOMOTA
9:57 10/05/2024

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc kiểm soát và duy trì pH trong nước ao nuôi tôm luôn là một những mối quan tâm hàng đầu của bà con nông dân. Do nước ao có độ pH không ổn định ảnh hưởng sẽ trực tiếp đến sức khỏe con tôm, dẫn đến hao hụt, giảm năng suất và thậm chí là dịch bệnh bùng phát. Bài viết này của Tomota sẽ chia sẻ 6 cách hạ pH trong ao nuôi tôm dễ dàng và hiệu quả, giúp tôm phát triển khỏe mạnh, bứt phá năng suất trong mùa vụ năm 2024.

Chỉ số pH trong ao tôm là gì?

Chỉ số pH trong ao tôm, hay còn gọi là nồng độ pH, là thước đo mức độ hoạt động của các ion H+ (proton) trong môi trường nước ao nuôi. Nó thể hiện tính axit hay tính kiềm của nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của tôm.

Nồng độ pH dao động trong khoảng từ 0 đến 14:

  • pH > 7: Nước có tính kiềm.
  • pH < 7: Nước có tính axit.
  • pH = 7: Nước có tính trung tính.

pH ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, sức khỏe và năng suất của tôm (Nguồn: Internet)

Độ pH thích hợp dành cho tôm là bao nhiêu?

Theo các chuyên gia, độ pH thích hợp nhất cho tôm nằm trong khoảng 7,5 đến 8,5 và tốt nhất sẽ dao động trong khoảng từ 7,5 – 8,3.

Bà con nên theo dõi độ pH thường xuyên để phát hiện kịp thời những biến động, sao cho độ pH trong ngày không nên biến đổi quá 0,5 đơn vị. Khi có biến đổi đột ngột lớn, tôm có thể trải qua trạng thái sốc, bỏ ăn. Nếu độ pH duy trì ở mức cao trong thời gian dài, tôm sẽ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm và dễ mắc bệnh.

Duy trì độ pH thích hợp trong ao nuôi để tạo môi trường sống lý tưởng cho tôm phát triển khỏe mạnh (Nguồn: Internet)

Những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi pH trong ao nuôi 

Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi pH trong ao nuôi:

  • Tính chất nền đất: Ao nuôi tôm được xây dựng trên những vùng đất phèn sẽ có pH thấp hơn so với ao nuôi trên nền đất bình thường. Khi trời mưa lớn, nước mưa sẽ rửa trôi phèn từ bờ xuống ao, làm giảm pH đáng kể.
  • Hoạt động của tảo và vi sinh vật: Tảo quang hợp vào ban ngày, sử dụng CO2 và thải ra O2 sẽ làm tăng pH nước. Ngược lại, vào ban đêm, tảo hô hấp, sử dụng O2 và thải ra CO2 sẽ làm giảm pH nước. Do đó, mật độ tảo cao sẽ khiến pH dao động mạnh trong ngày, đặc biệt là vào buổi chiều (pH có thể lên đến 8,8 - 9,1) và khi tảo tàn sẽ pH giảm mạnh.
  • Sự tồn tại của các khí độc: Khí độc NH4+/NH3 trong ao nuôi sẽ tác động đến quá trình nitrat hóa của vi khuẩn và oxy, làm giảm kiềm trong nước, dẫn đến biến đổi pH.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như: sử dụng vôi bón ao, thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo chết... cũng có thể ảnh hưởng đến độ pH trong ao nuôi.

Độ pH ảnh hưởng như thế nào đến tôm và ao nuôi tôm?

Độ pH trong ao nuôi tôm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái ao nuôi và sức khỏe của tôm. Bà con cần duy trì độ pH ở mức phù hợp bởi vì một số lý do quan trọng như sau:

  • Khi pH ở mức thấp dưới 7.5: Tôm dễ bị mềm vỏ sau khi lột và sẽ tạo điều kiện cho quá trình hình thành và giải phóng khí độc H2S (hydro sunfua) gây hại cho tôm. Hơn nữa, pH thấp sẽ hạn chế sự phát triển của tảo và vi sinh vật có lợi trong ao.
  • Khi pH ở mức cao trên 8.5: Tôm sẽ gặp khó khăn trong việc lột xác, ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển. 

Khi pH tăng hoặc giảm đều gây ra những tác động tiêu cực đến tôm và ao nuôi (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu nhận biết pH trong ao nuôi tôm đang cao

Việc theo dõi chỉ số pH trong ao nuôi tôm, quan sát tình trạng của tôm sẽ giúp cho bà con nông dân có thể phát hiện sớm các biến đổi trong môi trường nước ao và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường nuôi tôm lý tưởng.

Quan sát tôm

Bằng cách quan sát tôm, bà con có thể nhận biết được dấu hiệu pH trong ao nuôi tôm đang cao khi tôm có những dấu hiệu như sau:

  • Khi tôm chậm ăn, bơi lờ đờ, thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước: Đây là dấu hiệu thường gặp khi pH trong ao nuôi tôm tăng hoặc giảm đột ngột. Theo đó, các chỉ số liên quan như oxy hòa tan, độ mặn của ao cũng bị ảnh hưởng. 
  • Tôm chuyển màu đỏ hoặc sẫm màu: Khi pH tăng cao, khả năng miễn dịch của tôm bị suy giảm, khiến chúng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, dẫn đến hiện tượng tôm chuyển màu đỏ hoặc sẫm màu.

Độ pH biến động ảnh hưởng đến chức năng ruột của tôm thẻ chân trắng (Nguồn: Internet)

Kiểm tra các yếu tố khác trong môi trường ao nuôi

Ngoài cách quan sát tôm, bà con cũng có thể kiểm tra các yếu tố khác trong môi trường ao nuôi tôm để nhận biết pH đang cao bao gồm:

  • Đất nền ao bị nhiễm phèn, chưa được xử lý triệt để có thể khiến pH trong ao tăng giảm đột cao.
  • Nước trong ao chuyển qua màu xanh đậm do tảo xanh, các vi sinh vật trong ao phát triển quá mức có thể làm tăng pH trong ao vào ban ngày do quá trình quang hợp và độ pH sẽ giảm khi tảo tàn.

Để kiểm tra độ pH trong ao chính xác nhất, bà con nên thực hiện vào sáng sớm trước lúc 8h hoặc chiều muộn. Ngoài ra, bà con cũng nên kiểm tra lại độ pH trong ao sau khi trời mưa.

6 cách hạ pH hiệu quả cho ao nuôi tôm? 

Sau khi tìm hiểu về những dấu hiệu độ pH trong ao nuôi đang tăng cao. Tomota sẽ bật mí 6 bí quyết hiệu quả nhất giúp hạ pH theo kinh nghiệm thực tế từ người nuôi tôm:

Hạ pH bằng vôi

Vôi bột là một trong những biện pháp hiệu quả và dễ dàng áp dụng để hạ pH trong ao nuôi tôm. Bà con có thể thực hiện quy trình xử lý ao bằng vôi bột bằng cách lấy một liều lượng vừa đủ vôi bột, phụ thuộc vào độ pH hiện tại của ao, và đặc điểm đất ao rồi tiến hành rải đều quanh bờ ao với lượng 10 – 20 kg/m2. Đặc biệt, trước khi thả tôm vào ao, bà con nên xử lý ao bằng vôi bột để tránh biến động đột ngột về pH trong suốt quá trình nuôi.

cach-ha-ph-trong-ao-nuoi-tom-5.jpg

Vôi bột có khả năng khử khuẩn và cân bằng pH cho ao tôm rất tốt (Nguồn: Internet)

Giảm pH bằng acid an toàn

Bà con có thể hạ pH cho ao nuôi bằng cách sử dụng một số acid an toàn như: Ascorbic acid (vitamin C), Acid Citric, Acid nitric (HNO3), hoặc Acid Photphoric (H3PO4)... Đầu tiên, bà con lấy vài mililit acid cần sử dụng, sau đó pha loãng vào một cái nắp ca nước. Tiếp theo, đổ dung dịch acid đã pha loãng vào ao và chờ khoảng 5 - 10 phút để cho acid tác động. Sau đó, sử dụng bút đo pH để kiểm tra lại độ pH của ao xem đã giảm được bao nhiêu độ pH. Dựa trên kết quả đo, bà con có thể tự điều chỉnh lượng acid cần sử dụng cho từng ao (ví dụ: để hạ 1 độ pH cho một ao có dung tích 300 lít, cần dùng khoảng 10ml HNO3).

Dùng mật rỉ đường giảm pH 

Mật rỉ đường là nguồn cung cấp carbon hữu cơ dồi dào, bà có thể sử dụng mật rỉ đường với  liều lượng 40kg/1000m3 để hạ pH trong ao nuôi tôm. Khi được bổ sung vào ao, mật rỉ đường sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng, vi sinh vật này sẽ sử dụng carbon từ mật rỉ đường để hô hấp, đồng thời giải phóng CO2 vào môi trường nước. CO2 sẽ kết hợp với nước tạo thành axit cacbonic (H2CO3), giúp giảm pH trong ao.

Dùng giấm ăn hoặc acid axetic giảm pH

Giấm ăn và acid axetic 95% với liều lượng 10L/1000m3, là hai chất có thể được sử dụng để giảm pH trong ao nuôi tôm. Bằng cách pha loãng giấm ăn hoặc acid axetic với nước theo tỷ lệ phù hợp, phụ thuộc vào độ pH hiện tại của ao, chất lượng nước ao. Sau đó, bà con tiến hành tưới đều dung dịch đã pha loãng xuống ao, tránh tưới trực tiếp vào tôm. 

Cắt tảo trong ao để giảm pH

Cắt tảo và rong rêu là một biện pháp hiệu quả để giảm pH trong ao nuôi tôm, đặc biệt là khi mật độ tảo trong ao quá cao. Khi tảo phát triển mạnh, chúng sẽ cạnh tranh oxy và dinh dưỡng với tôm, đồng thời thải ra CO2 vào ban đêm, dẫn đến tăng kiềm trong ao và làm pH tăng cao.  

Để giảm mật độ tảo trong ao nuôi, hãy sử dụng chất diệt tảo hoặc edta đồng với liều lượng tuân theo khuyến cáo từ nhà sản xuất. Ngoài ra, bà con nên sử dụng formol với liều lượng khoảng 3-4 ml/m3 để phun đều quanh ao nhằm giảm mật độ tảo. Đồng thời, hãy duy trì việc chạy quạt nước liên tục để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho ao nuôi. Trong trường hợp mật độ thả nuôi thưa, nồng độ oxy hòa tan cần được duy trì ở mức 4ppm.

Bà con cần theo dõi mật độ tảo thường xuyên và chỉ cắt tảo khi mật độ tảo quá cao (Nguồn: Internet)

Cách hạ pH nước nuôi tôm bằng men vi sinh

Men vi sinh là một giải pháp sinh học hiệu quả và an toàn để hạ pH nước nuôi tôm. Bà con có thể sử dụng men vi sinh O3 với liều 227g/1000m3 nước, có thể phun trực tiếp xuống ao nuôi tôm. hoặc ủ sục khí với liều lượng 1 gói men vi sinh O3 cùng với 5kg mật đường và 180 lít nước từ ao nuôi tôm. Sau đó, xả hỗn hợp này vào ao lúc 8 giờ sáng và tiếp tục thực hiện trong vòng 2-3 ngày. 

Ngoài ra, bà con có thể hạ pH bằng cách sử dụng men vi sinh chứa vi khuẩn Lactobacillus hoặc dòng men vi sinh có thành phần chứa vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn sinh axit lactic, xạ khuẩn, nấm men, nấm sợi,…

Đo lường độ pH dễ dàng hơn cho ao tôm bằng công nghệ Tomota A3

Tomota A3 là giải pháp tiên tiến giúp người nuôi tôm đo lường độ pH và các chỉ tiêu môi trường nước dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn bao giờ hết. Tomota A3 mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, giúp bà con nông dân quản lý ao tôm hiệu quả và nâng cao năng suất như sau:

  • Tomota A3 có thể phân tích đồng thời 4 chỉ tiêu môi trường nước thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm và năng suất nuôi trồng chỉ với một lần đo, bao gồm pH, Kiềm, TAN và Nitrite cho cả 3 ao nuôi.
  • Nhờ công nghệ xử lý hình ảnh tiên tiến, Tomota A3 cho kết quả nhanh chóng và chính xác hơn 95%, giúp bà con tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Toàn bộ dữ liệu đo đạc được lưu trữ tự động trên ứng dụng Tomota, giúp bà con dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi, thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý ao nuôi.


cach-ha-ph-trong-ao-nuoi-tom-7.jpg

Tomota A3 sở hữu thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn, trọng lượng nhẹ chỉ 2,46kg, dễ dàng mang theo và sử dụng mọi lúc mọi nơi (Nguồn: Tomota) 

Những câu hỏi liên quan tới cách hạ pH trong ao nuôi tôm

Sử dụng vôi để xử lý PH trong ao nuôi tôm có được không?

Cách hạ pH bằng vôi được rất nhiều người nuôi tôm sử dụng vì chi phí rẻ và mang lại hiệu quả cao.

Làm thế nào để duy trì độ PH ổn định trong ao nuôi tôm?

Bà con cần kiểm soát lượng nước ra và vào ao, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch và không có thêm tạp chất khi xả vào ao.

Sử dụng phân trùn có giúp hạ PH trong ao nuôi tôm không?

Sử dụng phân trùn là một giải pháp sinh học hiệu quả và an toàn để hạ pH trong ao nuôi tôm.

Hạ pH trong ao nuôi tôm là việc làm cần thiết để duy trì môi trường sống lý tưởng cho tôm phát triển khỏe mạnh, nâng cao năng suất để thu có một mùa màn bội thu. Hy vọng bài viết này của Tomota đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho bà con biết được những cách hạ pH trong ao nuôi tôm vô cùng đơn giản và dễ dàng.

Bảng giá tôm

Đơn vị: Nghìn VNĐ - -1 - Cập nhật lúc Invalid date