Tất cả
Bệnh Tôm
Kỹ thuật
Thị trường

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GẶP KHÓ KHĂN KHI THIẾU NƯỚC MẶN NUÔI TÔM

TOMOTA
5:03 15/02/2023

Thời gian này đã bắt đầu vào vụ thả nuôi tôm nước lợ nhưng nông dân ĐBSCL đang gặp khó khi chưa thể lấy đủ nước vào vuông nuôi để thả tôm giống theo lịch khuyến cáo.

TẠI TỈNH BẠC LIÊU

Theo lịch trình, thời điểm này đã đến vụ đầu thả tôm nhưng người dân ở tỉnh Bạc Liêu vẫn còn lo lắng vì trong những ngày qua độ mặn xuống thấp không đáp ứng được nhu cầu thả nuôi, có nơi độ mặn chỉ đạt 1 - 2‰.

Anh Nguyễn Văn Te sống tại huyện Hồng Dân, Bạc Liêu có những chia sẻ: “Sau khi thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm vào đầu tháng một, anh bắt đầu cải tạo vuông để chuẩn bị thả nuôi tôm Tuy nhiên hiện nay, nhiều tuyến kênh độ mặn chỉ dao động từ 1 - 2‰ trong khi độ mặn tối thiểu để con tôm sống được trên đất lúa là 7 - 10‰. Do vậy, thời gian qua người nuôi tôm tại tỉnh Bạc Liêu vẫn gặp khó khăn vì nước không đủ độ mặn.”

Theo lịch thời vụ sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, vụ đầu nuôi tôm trong 2023 bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 6. Tuy nhiên, đến nay nhiều tuyến kênh trên địa bàn xã độ mặn đo được chỉ từ 1 - 5‰ nên nông dân vẫn chưa thể thả tôm nuôi.

dong-bang-song-cuu-long-gap-kho-khan-khi-thieu-nuoc-man-nuoi-tom.jpg

Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồng Dân - ông Sử An Bình cho biết, năm nay người dân của huyện phấn đấu thả nuôi trên diện tích 26.260ha. Trong đó, 24.700ha là mô hình nuôi tôm - lúa, còn lại là mô hình quảng canh và quảng canh cải tiến kết hợp với các loài thủy sản khác. Tuy nhiên, người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nước mặn trên các tuyến kênh còn thấp, nơi cao nhất chỉ có 5‰.

Hiện nay, tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu còn nhiều diện tích nuôi tôm đang thiếu nước mặn, nguyên nhân chính là do độ mặn còn thấp, trong khi đây đã vào vụ thả nuôi tôm nước lợ.

TẠI TỈNH KIÊN GIANG

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, tỉnh đã có kế hoạch sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản năm 2023 và đưa ra khuyến cáo thời vụ thả nuôi tôm nước lợ trên địa bàn. Theo đó, mục tiêu trong năm 2023 tại tỉnh Kiên Giang đạt sản lượng thu hoạch đạt 116.200 tấn, tăng hơn 5.000 tấn so với năm trước. Trong năm 2022, nuôi trồng thủy sản của tỉnh tăng trưởng khá tốt, toàn tỉnh thả nuôi được 143.352 ha tôm và ước tính đạt sản lượng 111.600 tấn.

dong-bang-song-cuu-long-gap-kho-khan-khi-thieu-nuoc-man-nuoi-tom-hinh-1.jpg

Ông Trang Minh Tú, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Biên cho biết, kế hoạch nuôi trồng tại địa bàn trong năm nay thả nuôi 24.000ha tôm nước lợ, trong đó mô hình nuôi tôm - lúa (21.566ha), tôm nuôi quảng canh cải tiến (3.250 ha), tôm nuôi dưới tán rừng (gần 500ha) và tôm nuôi công nghiệp (155ha). Tính đến thời điểm hiện tại, người dân tại huyện An Biên đã thả giống được khoảng 13.000ha và tình hình tôm phát triển khoẻ mạnh.


Ngoài ra, ông Tú chia sẻ thêm khung lịch thời vụ thả nuôi tôm của huyện là từ tháng 1 đến tháng 4 nhưng trong năm nay tiến độ thả giống chậm hơn so với mọi năm vì do nước mặn không đáp ứng tiêu chuẩn, chưa thích hợp để thả giống.

Về kỹ thuật, ông Tú khuyến cáo người dân nên tuân thủ lịch thời vụ, chọn con giống đảm bảo chất lượng và uy tín của các đơn vị sản xuất tôm giống để thả nuôi. Nên ương vèo trước khi thả ra diện rộng hoặc nuôi 2 giai đoạn để hạn chế rủi ro hao hụt, gia tăng tỷ lệ thành công đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật đã được tập huấn để nâng cao năng suất, hiệu quả để tôm nuôi thương đạt chất lượng.
 

Bảng giá tôm

Đơn vị: Nghìn VNĐ - -1 - Cập nhật lúc Invalid date