Tất cả
Bệnh Tôm
Kỹ thuật
Thị trường

ĐƯỢC MÙA, MẤT GIÁ TẠI KIÊN GIANG

TOMOTA
3:35 18/09/2023

Tính đến hết tháng 8/2023, toàn tỉnh Kiên Giang thu hoạch tổng sản lượng tôm đến trên 100.000 tấn và đạt trên 82% kế hoạch. Tuy nhiên, tình hình giá tôm sụt giảm và duy trì ở mức thấp khiến nông dân không khỏi lo lắng.

duoc-mua-mat-gia-tai-kien-giang.png

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, tình hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cơ bản ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt, so với cùng kỳ năm ngoái thì mức thiệt hại thấp hơn và phần lớn kế hoạch được đề ra từ đầu năm đều đạt năng suất.

Tuy nhiên, việc chuỗi cung ứng sản xuất gặp gián đoạn, dẫn đến giá cước vận chuyển và giá cả vật tư đầu vào tăng cao, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nuôi tôm.

Bên cạnh đó, việc quản lý chất lượng cũng như vật tư đầu vào còn nhiều hạn chế, nhiều điểm cung cấp tôm giống không đạt chuẩn, đặc biệt việc hình thành các chuỗi liên kết và quá trình cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC, … chưa được đẩy mạnh.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang - ông Quảng Trọng Thao cho biết, nhằm đưa nghề nuôi tôm của tỉnh phát triển bền vững, tỉnh tập trung tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, chú trọng kiểm soát chất lượng ngay từ khâu con giống và vật tư đầu vào, đến nuôi thương phẩm, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, đóng vai trò hạt nhân chính là các doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ.

Tỉnh Kiên Giang cũng kiện toàn, củng cố thành lập mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sản phẩm được truy xuất nguồn gốc và bảo vệ môi trường sinh thái kết hợp với thích ứng sự biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, tỉnh cũng phát triển mạnh hình thức sản xuất tôm - lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, nuôi sinh thái, nuôi thủy sản hữu cơ, … để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, kết hợp sử dụng mã vạch, mã số truy xuất nguồn gốc theo sản phẩm và theo vùng nuôi trồng, … Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm tôm và có chỉ dẫn địa lý sản phẩm nuôi đặc trưng theo từng vùng trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng hướng dẫn nông dân ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, tiên tiến gắn với an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Đối với vùng thủy sản trọng điểm là Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng, Kiên Giang tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, giao thông và điện như nạo vét kênh mương, gia cố hệ thống đê, tăng khả năng chủ động lấy nước, tiêu thoát để nuôi trồng thủy sản, hệ thống lại cống vùng nuôi, …

Tính đến cuối tháng 8/2023, tỉnh Kiên Giang đã cấp 27.562 giấy xác nhận mã số nhận diện cơ sở nuôi trên tổng số 34.658 cơ sở nuôi tôm nước lợ. Việc đẩy mạnh việc cấp mã số nhận diện vùng nuôi hỗ trợ việc truy xuất nguồn gốc, giúp tăng giá trị kinh tế cho ngành hàng tôm và góp phần nâng cao thu nhập. Qua đây, tỉnh cũng có thể dễ dàng nắm được thông tin chính xác về diện tích, sản lượng dự kiến hàng năm và có những phương án chỉ đạo đúng đắn.

Bảng giá tôm

Đơn vị: Nghìn VNĐ - -1 - Cập nhật lúc Invalid date