Tất cả
Bệnh Tôm
Kỹ thuật
Thị trường

BỆNH ĐẦU VÀNG (YHV)

TOMOTA
10:48 20/12/2022

Tên đầy đủ: Bệnh đầu vàng trên tôm (Yellowhead disease - YHD). 

Đối tượng nhiễm bệnh: Tôm sú, Tôm thẻ chân trắngvà nhiều loại tôm biển khác trong Họ tôm he. Bệnh thường xuất hiện trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên.

DẤU HIỆU LÂM SÀN:

  • Tôm nhiễm bệnh YHD có biến đổi màu vàng hoặc nâu ở vùng mang và phần đầu ngực, phần giáp đầu ngực phồng lên, toàn thân có màu nhợt nhạt, có hiện tượng sưng tuyến tiêu hóa.  Lưu ý: các dấu hiệu có thể không thể hiện rõ ràng, và có thể nhầm lẫn qua bệnh khác.
  • Kết quả test tế bào máu cho thấy nhân tế bào hồng cầu thoái hóa kết đặc lại hoặc bị phá hủy phân mảnh. Kết quả test mô bệnh học cho thấy trong tế bào sẽ có hiện tượng hoại tử, xuất hiện các thể vùi trong tế bào chất, phần nhân bị thoái hóa nặng, và các tế bào như bạch huyết, gan tụy, mang … bị phân mảnh rời rạc.
benh-dau-vang-2.jpg
Hình 1: Một số đặc điểm bệnh YHD đặc trưng.
benh-dau-vang-1.jpeg
Hình 2: Tôm nhiễm YHD chết ở đáy ao.
  • Tôm nhiễm YHD ăn nhiều đột biến trong một vài ngày, sau đó phần lớn tôm trong ao ngưng ăn, 1 – 2 ngày sau tôm bơi lờ đờ, không định hướng, dạt vào bờ và chết. 
  • Bệnh gây tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100% sau 3 đến 5 ngày nhiễm bệnh.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH:

Tác nhân gây bệnh đầu vàng là Yellowhead virus (YHV) và Gill-associated virus (GAV). YHV là một loại virus hình que kích thước khoảng 44 x173 nm. Nhân của virus có đường kính gần 15 nm, chiều dài khoảng 800 nm. Virus gây bệnh YHD là virus ARN thuộc Họ Roniviridae, có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae.

benh-dau-vang-4.png
Hình 3: Hình thái virus YHD
benh-dau-vang-5.png
Hình 5: Sự hiện diện của hạt virus (virion) (mũi tên) trong mang tôm bệnh YHD.

YHV khi xâm nhiễm vào cơ thể tôm sẽ tấn công vào các mô có nguồn gốc ngoại bì và trung bì, bao gồm cơ quan lympho, tế bào máu, mô huyết cầu, phiến mang, mô liên kết, ruột, tuyến ăng-ten, tuyến sinh dục, vùng thần kinh và hạch. Quá trình tấn công vào tuyến gan tụy khiến cho phần đầu tôm nhiễm YHV có màu vàng thay vì nâu sẫm như bình thường.

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN:

  • Thường xuyên quan sát sự phát triển của tôm, nếu có dấu hiệu bệnh bất thường cần xử lí nhanh và tiến hành thu hoạch ngay khi có thể để giảm thiểu thiệt hại.
  • Các triệu chứng lâm sàng có thể quan sát được bao gồm tôm ăn nhiều bất thường rồi đột ngột ngừng ăn và chết sau 2 đến 4 ngày. Tôm bị bệnh tập trung ở rìa ao hoặc gần mặt nước, toàn than màu nhợt nhạt và hần giáp đầu ngực có màu vàng và toàn thân nhợt nhạt.
  • Có thể quan sát các tế bào gan tụy, tế bào máu, cơ quan lympho, ruột, mang, tuyến anten, mô liên kết của tôm; khi thấy các thể vùi trong tế bào chất, nhân tế bào co rúm hoặc vỡ thành nhiều mảnh thì tôm đã mắc bệnh.
  • YHD có thể được chẩn đoán bằng RT-PCR.

CON ĐƯỜNG LÂY LAN DỊCH BỆNH:

YHD thường lây truyền theo chiều ngang qua đường ăn thịt đồng loại hoặc qua nước và lây nhiễm sang trứng. Tôm mang YHV cũng có thể lây truyền virus vào nước và gây bệnh cho cả ao. YHD cũng có thể lây truyền theo chiều dọc, tức là từ tôm cha mẹ sang tôm con. Virus YHV vẫn có khả năng lây nhiễm sau khi tồn tại trong nước 72 giờ.

Tôm sú mẫn cảm với YHV từ giai đoạn hậu ấu trùng (PL15). Các loài tôm khác có thể nhiễm bệnh ở các giai đoạn khác nhau nhưng thường xảy ra ở giai đoạn từ 40 ngày đến 70 ngày tuổi. Tỉ lệ chết có thể đến 100% trong vòng từ 3 ngày đến 5 ngày kể từ khi quan sát thấy dấu hiệu bệnh lý.

XỬ LÝ AO NHIỄM BỆNH:

Thường xuyên theo dõi sự phát triển của tôm, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay. Nếu thấy tôm còn quá nhỏ thì cần xử lý nước ao nuôi tôm trước khi tháo bỏ.

Đối với những con tôm bệnh được vớt khỏi ao, cách tốt nhất là tiêu hủy bằng cách chôn hay đốt, nước từ ao tôm bệnh không được thải ra ngoài môi trường mà phải được xử lý bằng vôi nung hoặc clorua vôi trước. Nên diệt các loài giáp xác mang mầm bệnh trong ao nuôi, nạo vét vùng đáy ao và bón vôi, sau đó phơi ao từ 5 - 7 ngày rồi cấp nước vào ao trước khi bắt đầu vụ nuôi mới. Nước cũng cần được xử lý để loại bỏ sự hiện diện tiềm ẩn của các sinh vật mang virus bằng cách thêm 20-30 ppm clorine.

Có thể bất hoạt virus trong nước hoặc dụng cụ bằng cách đun nóng ở 60°C trong 15 phút hoặc bằng cách xử lý clorine ở nồng độ 30 ppm.

PHÒNG TRỊ BỆNH:

Tương tự như những bệnh do virus khác, bệnh Đầu vàng khi xảy ra rất khó điều trị và chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Do đó các biện pháp chuẩn bị và phòng ngừa mầm bệnh xâm nhập, kèm tăng cường sức đề kháng cho tôm là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh.

  • Cần chuẩn bị, nạo vét, phơi rửa đáy ao thật tốt trước khi tiến hành mỗi vụ nuôi. Ao nuôi nên được rào lưới để ngăn chặn các loài giáp xác trung gian mang mầm bệnh vào ao. Nước cấp vào ao phải được xử lý, diệt trùng đủ thời gian quy định.
  • Chọn con giống chất lượng, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh.
  • Trong quá trình nuôi tôm cần bổ sung men vi sinh xử lý nước ao để gây hệ vi sinh có lợi cho tôm, kiềm hãm các mầm bệnh và các nhân tố môi trường bất lợi khác như chất thải dư thừa, khí độc tích tụ trong ao... Cần thường xuyên bổ sung các khoáng chất thiết yếu và các vitamin (quan trọng nhất là vitamin C tăng sức đề kháng cho tôm).
  • Các yếu tố môi trường khác như oxy, độ kiềm, pH, ...cần được duy trì ở ngưỡng thích hợp để không gây stress cho tôm và làm tôm suy giảm sức đề kháng.
  • Sau khi thu hoạch tôm, bùn cát và chất hữu cơ phải được loại bỏ cẩn thận và triệt để, tránh để mầm bệnh tích tụ dưới đáy ao.

Bảng giá tôm

Đơn vị: Nghìn VNĐ - -1 - Cập nhật lúc Invalid date