Tất cả
Bệnh Tôm
Kỹ thuật
Thị trường

BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (AHPND/ AHPNS)

TOMOTA
10:07 20/12/2022

Tên đầy đủ: Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND/ hay Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS). 

Đối tượng nhiễm bệnh: Thường thấy nhất ở Tôm thẻ chân trắng và Tôm sú sau khi được thả sớm nhất 10 ngày. 

DẤU HIỆU LÂM SÀN:

Tôm nhiễm bệnh AHPND giai đoạn đầu có vỏ mềm, đường tiêu hóa rỗng hoặc đứt đoạn, giảm ăn, có thể bị phân trắng kéo dài. Tôm bệnh bơi lờ đờ và có phản ứng chậm, rớt đáy nhiều. Gan tụy tôm bệnh có thể có nhiều triệu chứng rất khác nhau, bao gồm sưng to và mềm nhũn, hoặc teo nhỏ và dai (gan cao su), có màu lạ hoặc có các đốm đen do lắng đọng Melanin từ hoạt động của tế bào máu xuất hiện trong gan tụy. Ở giai đoạn bệnh bùng phát mạnh (từ ngày 10 đến 35 sau thả), tỉ lệ tử vong của cả quần thể tôm trong cùng một khu vực có thể lên đến 100%.

 

benh-hoai-tu-gan-tuy-cap-tinh-tomota.jpg
Hình 1: Gan tụy tôm sú và tôm thẻ nhiễm AHPND có màu trắng, dai và ruột trống.
benh-hoai-tu-gan-tuy-cap-tinh-tomota (2).jpg
Hình 2: So sánh một số đặc điểm dễ nhận biết giữa tôm thường và tôm nhiễm AHPND
benh-hoai-tu-gan-tuy-cap-tinh-tomota (3).jpg
Hình 3: Đặc điểm nhận biết bệnh AHPND trên Tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei. (A, B) Tôm nhiễm AHPND có gan tụy trắng nhạt và bị teo nhỏ, dạ dày và ruột rỗng. (C, D) Tôm thường có tuyến gan tụy kích thước bình thường màu cam sẫm, ống tiêu hóa đầy. (B) và (D) là nội tạng lấy từ mẫu tôm (A) và (C). Chú thích: ST: dạ dày (Stomach), HP: Gan tụy (Hepatopancreas), MG: Ruột giữa (Mid gut). Nguồn hình ảnh: Loc Tran et al., 2013.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH:

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.

Tác nhân gây bệnh chính của AHPND được chứng minh là do các chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus đặc biệt chứa một plasmid (pVA1) có kích thước khoảng 70 kbp với các gene mã hóa hai loại độc tố PirAvp và PirBvp. Vibrio parahaemolyticus AHPND ban đầu xâm nhập vào đường tiêu hóa tôm và sản xuất độc tố PirABvp, sau đó tiến đến gan tụy và tiếp tục sản xuất độc tố PirBvp. Hai loại độc tố này tấn công các tế bào biểu mô gan tụy dẫn đến mô gan tụy bị hoại tử, gây rối loạn chức năng tiêu hóa và cuối cùng là tử vong. 

benh-hoai-tu-gan-tuy-cap-tinh-tomota.jpgbenh-hoai-tu-gan-tuy-cap-tinh-tomota (4).jpg

Hình 4: (A) Hình thái vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus dưới kính hiển vi điện tử. Nguồn hình ảnh:  University of Exeter Bioimaging Unit. (B) Hình nhuộm Gram vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nguồn hình ảnh: Gramovo barvení.

Vibrio parahaemolyticus là một loài phẩy khuẩn Gram âm họ Vibrionaceae với kích thước 0.3 - 0.5 x 1.4 - 2.6 μm. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có khả năng tiết ra các chất exopolysaccharides đóng vai trò như một lớp keo dính giúp chúng bám chặt vào bề mặt dạ dày của tôm và các loại động vật giáp xác khác. Tương tự như những thành viên khác thuộc chi Vibrio, Vibrio parahaemolyticus thường được tìm thấy phổ biến trong nước biển và nước nuôi trồng thủy sản, cũng như có thể được phân lập từ ruột của những con tôm bình thường không mắc bệnh AHPND. Vibrio parahaemolyticus thông thường không gây hại cho tôm, chỉ những chủng có mang plasmid pVA1 chứa gene mã hóa độc tố PirA và PirB mới có khả năng gây bệnh AHPND. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã công bố bằng chứng AHPND không phải chỉ do mỗi Vibrio parahaemolyticus gây ra, mà bệnh còn có thể phát sinh do các thành viên khác trong chi Vibrio có mang plasmid pVA1, tiêu biểu như vi khuẩn Vibrio harveyi, Vibrio owensii và Vibrio campbellii.

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN:

Có thể xác định sự hiện diện của mầm bệnh AHPND bằng phương pháp xét nghiệm mô bệnh học gan tụy hoặc phát hiện bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR) khuếch đại vùng gen độc tố đặc trưng của AHPND. Sự hiện diện của Vibrio parahaemolyticus trong nước ao và mẫu tôm cũng có thể được kiểm tra nhanh bằng cách trải mẫu trên dĩa thạch CHROMagar™ Vibrio. Vibrio parahaemolyticus phát triển khuẩn lạc có màu tím hoa cà trên thạch CHROMagar™ Vibrio.

  

benh-hoai-tu-gan-tuy-cap-tinh-tomota (3).jpg
Hình 5: Khuẩn lạc Vibrio parahaemolyticus trên thạch CHROMagar™ Vibrio.
benh-hoai-tu-gan-tuy-cap-tinh-tomota.jpeg
Hình 6: Khuẩn lạc Vibrio parahaemolyticus trên thạch TCBS.

Môi trường thạch Thiosulfate-Citrate-Bile Salts-Sucrose (TCBS) từng được đề xuất để kiểm tra và phân lập Vibrio parahaemolyticus, tuy nhiên hiệu quả phân biệt Vibrio của loại môi trường này không cao và dễ bị nhầm lẫn do rất nhiều loài Vibrio có phản ứng màu tương tự nhau khi được nuôi cấy trên thạch TCBS.

CON ĐƯỜNG LAN TRUYỀN BỆNH:

Hiện nay mầm bệnh AHPND đã được xác định là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus chủng AHPND, do đó nguồn phát sinh mầm bệnh và con đường lây truyền có gắn bó mật thiết với sự hiện diện loài vi khuẩn này. Triệu chứng của AHPND thường dễ bị nhầm lẫn qua các bệnh khác, một phần do AHPND có thể xảy ra cùng với các bệnh khác như WSSV và EHP. Một số con đường phát sinh và lây truyền bệnh AHPND phổ biến bao gồm:

Nguồn tôm giống mang mầm bệnh AHPND: tôm giống tiếp xúc với mầm bệnh có thể chết trong vòng 12 tiếng trong bể giống hoặc trong quá trình vận chuyển và lây truyền cho cả quần thể. Tôm giống mang mầm bệnh AHPND cũng có thể gây bùng dịch và chết hàng loạt sau 2 tuần đầu thả giống.

Sự hiện diện của mầm bệnh trong môi trường nuôi: Các nghiên cứu về AHPND cho thấy bệnh có nguy cơ xuất hiện khi mật độ vi khuẩn Vibrio parhaemolyticus trong nước ao bắt đầu có dấu hiệu cao hơn 102 - 103 CFU/mL. 

Mức độ ô nhiễm của môi trường nuôi: AHPND có nguy cơ xuất hiện trong môi trường nước ô nhiễm, thức ăn thừa hoặc tảo tàn dẫn đến nguồn vật chất hữu cơ trong nước tăng cao, hệ vi sinh kém ổn định, mức độ đa dạng của sinh vật phù du trong ao thấp và sức đề kháng của tôm bị suy giảm trong điều kiện nuôi kém vệ sinh. AHPND cũng có thể được kích hoạt bởi một số yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ mặn cao, pH cao, hoặc nhiệt độ ao thấp khoảng 20°C trong 48 giờ.

Lây truyền từ đồng loại: sự lây truyền AHPND có thể xảy ra theo chiều ngang từ việc tôm ăn thịt đồng loại nhiễm AHPND và theo chiều dọc từ tôm bố mẹ. Sau đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ quan tiêu hóa rồi tấn công đến tuyến gan tụy.

Vật chủ hoặc vật trung gian: các sinh vật sống dưới nước như cua, cá, sinh vật phù du và chim có thể là nguồn mang bệnh tiềm ẩn đến khu vực nuôi tôm, nhưng nhận định này chưa có bằng chứng rõ ràng và cần được xác nhận thêm. Ngoài ra Vibrio parhaemolyticus AHPND cũng có thể được động vật phù du mang theo vì Vibrio parhaemolyticus có thể bám vào chitin (một trong những chất cơ bản tạo nên lớp vỏ của tôm và nhiều loại động vật giáp xác khác nhau). Polychaeta (lớp giun) cũng có khả năng là tác nhân mang mầm bệnh đến khu vực nuôi tôm.

XỬ LÝ AO NHIỄM BỆNH:

Tôm dương tính với AHPND được khử trùng bằng cách sử dụng 100 ppm clorine trong 3-7 ngày và sau đó chôn. Đáy ao được dọn sạch xác tôm lột xác, thức ăn và bùn, sau đó khử trùng bằng chlorine 100 ppm và phơi ít nhất 15 ngày. Thiết bị ao nuôi (máy nghiền, anco, vv) được khử trùng bằng 100 ppm clorine; cũng như các kênh đầu vào và đầu ra được làm khô và sau đó cho vôi sống 2 tấn / ha. Trước khi sử dụng lại ao nuôi, cần kiểm tra lại phần chân tường và thành bể cũng như nguồn nước để đảm bảo mầm bệnh AHPND không còn tích tụ tại các khu vực đó nữa.
Phòng trị bệnh:

Cảnh báo sớm: Thường xuyên tiến hành lấy mẫu đầy đủ để kiểm tra sức khỏe của tôm và theo dõi mật độ vi khuẩn Vibrio parhaemolyticus cũng như tình trạng nhiễm Vibrio của tôm. Các thay đổi về trạng thái của tôm như thân tôm mềm nhũn và hành vi khác lạ có thể là cảnh báo sớm về mầm bệnh AHPND tiềm ẩn. Một số thay đổi về ngoại hình bên ngoài như tôm biến màu hoặc có thay đổi trong màu sắc và hình dạng tuyến gan tụy cũng là dấu hiệu cần được quan tâm theo dõi.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH:

  • Chọn giống tốt, khỏe mạnh và sạch mầm bệnh (có thể giữ lại các bọc tôm giống để kiểm tra sức khỏe thông qua việc đánh giá tôm chết trong bọc).
  • Chuẩn bị tốt hạ tầng ao nuôi, phơi nền đáy ao, sát trùng ao, bảo đảm nguồn cấp nước nuôi sạch bệnh, xử lý nước trước khi vào ao, giữ chất lượng nước ổn định trong quá trình nuôi, thay nước khi thấy nước có dấu hiệu ô nhiễm, v.v.
  • Giảm mật độ tảo: thay nước, tạt vi sinh ban đêm, không cắt tảo bằng hóa chất.
  • Tăng 200% lượng vi sinh (lợi khuẩn) sử dụng trong nước và thức ăn, tăng cường 200% chất bổ sung ngừa bệnh (acid hữu cơ, monoglyceride, nấm men) đã được chứng minh có hiệu quả đối với AHPND.
  • Khi phát hiện dấu hiệu AHPND đã xuất hiện trong ao cần dừng cho tôm ăn, tiến hành thay nước và diệt khuẩn ao nuôi. Có thể bỏ đói tôm từ 3-4 ngày, sau đó cho ăn lại với khẩu phần ăn giảm 50% so với mức thông thường. Trộn vào thức ăn các hoạt chất tự nhiên có khả năng diệt khuẩn hoặc các loại acid hữu cơ.

MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC:

- Tôm bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có khả năng gây hại cho sức khỏe con người nếu tiêu thụ tôm sống hoặc nấu chưa chín. Vibrio parahaemolyticus ở mật độ cao có thể gây viêm dạ dày ruột ở người tiêu thụ.

- Indonesia vẫn không bị dịch AHPND bùng phát và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa để không bị dịch bệnh này thông qua việc thành lập nhóm đặc nhiệm phòng chống dịch bệnh AHPND bao gồm chính phủ, các tổ chức kinh doanh, học giả và các yếu tố thức ăn chăn nuôi do KKP thành lập.

- Không nên quá lạm dụng chất diệt khuẩn và kháng sinh nhằm mục đích chống lại AHPND trong quá trình nuôi tôm. Nguyên nhân vì vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus đã được chứng minh có khả năng chống chịu rất tốt đối với các loại kháng sinh trị bệnh thông dụng. Các loại hóa chất và kháng sinh với liều lượng và chủng loại không phù hợp không những không làm chết Vibrio parahaemolyticus AHPND gây hại, mà còn tiêu diệt hệ vi sinh có lợi, khiến cho tôm yếu đi và tạo điều kiện cho bệnh bùng phát mạnh hơn.

Bảng giá tôm

Đơn vị: Nghìn VNĐ - -1 - Cập nhật lúc Invalid date