Tất cả
Bệnh Tôm
Kỹ thuật
Thị trường

CÁCH NHẬN BIẾT SỚM TÔM NUÔI BỊ BỆNH

TOMOTA
4:55 24/04/2023

Với những mùa vụ thành công và lợi nhuận bền vững, việc thường xuyên theo dõi và quan sát tôm nuôi là vô cùng cần thiết để có thể phát hiện sớm bệnh tại ao, cũng như kịp thời đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

cach-nhan-biet-som-tom-nuoi-bi-benh.png

Một số dấu hiệu nhận biết tôm bệnh:

Màu sắc tôm

Việc màu sắc của tôm thay đổi thông thường do bởi yếu tố môi trường nước, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng tôm đang gặp vấn đề về sức khỏe: Có thể tôm đang bị sốc hoặc bị bệnh.

Tôm chuyển màu đỏ: Tôm chết thường có màu đỏ, còn tôm thường chuyển đỏ là do sắc tố caroten bị phóng thích, nguyên nhân có thể bởi gan hoặc tụy của tôm bị hoại tử.

Trắng dọc lưng hoặc tôm có vết đỏ nâu: đây là dấu hiệu cho thấy tôm đang chậm lớn, thậm chí là bị còi

Tôm có vết thương thì vết thương này sẽ chuyển thành màu nâu đen hoặc nâu sau thời gian ngắn có thể dẫn tới bị gãy hoặc sưng phồng phần phụ của con tôm.

Đốm đen xuất hiện thì có khả năng là tôm đã nhiễm bệnh vi khuẩn, cần kiểm tra hàm lượng chất hữu cơ trong nước kịp thời.

Trắng đuôi: có thể do tôm bệnh hoặc nhiệt độ nước đang ở mức cao, trường hợp nhiệt độ ở mức cao tôm sẽ bị shock và có dấu hiệu nhảy bật ra khỏi mặt nước.

Tôm bị đục cơ: có thể nhìn thấy vệt đục hay nguyên thân đều bị đục, đây là dấu hiệu báo sức khỏe tôm đang không ổn.

Tình trạng vỏ tôm

Qua việc quan sát vỏ tôm ta có thể nắm được trạng thái dinh dưỡng của tôm

Vỏ tôm bệnh thường lỗi lõm với số lượng tôm bị mỏng vỏ chiếm hơn 5% 

Trên bề mặt vỏ tôm có những dấu hiệu bất thường như gãy tau chủy, đứt râu, chân bò hay mòn cụt chân bơi, ..những triệu chứng này nguyên nhân thường là xuất phát do bệnh taura hoặc bị nhiễm khuẩn.

Trường hợp phụ bộ tôm gãy hoặc sưng phồng lên cũng là dấu hiệu cho thấy đáy ao đang ô nhiễm trầm trọng.

Sinh vật bám trên tôm

Hiện tượng các vi sinh vật hay rong bám trên lớp vỏ ngoài của tôm tạo nên màu xanh rêu cho thấy nước trong ao nuôi đang có hàm lượng hữu cơ quá cao hoặc do nước đang bị bẩn và không được xử lý cẩn thận.

Đối với tôm không được khỏe, việc lột xác và tự làm sạch các vật thể lạ trên vỏ diễn ra rất khó khăn từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, vì vậy bà con cần chú ý quan sát và làm sạch nước ao nuôi thường xuyên, tránh để tình trạng nặng hơn.

Sự biến đổi ở mang tôm

Mang tôm có màu trắng trong suốt và rất sạch đối với tôm khỏe mạnh. Nếu đáy ao nuôi bị dơ hoặc ô nhiễm, hợp chất hữu cơ trong nước nhiều, mang tôm đổi sang màu vàng, nâu thậm chí là màu đen.

Khi mang tôm chuyển màu nâu, nguyên nhân chính là do quá trình tự làm sạch của tôm diễn ra không hiệu quả nên chất bẩn bám vào mang, cho thấy tôm đang yếu.

Mang tôm có màu đen khi bị tổn thương, muối sắt tịch tụ lại làm mang tôm chuyển sang màu đen.

Khi hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi quá thấp, mang tôm đồng loạt chuyển sang màu hồng, lúc này bà con nuôi tôm cần chú ý xử lý kiểm soát kịp thời nhằm cung cấp đủ oxy cho tôm.

Lượng thức ăn thừa

Hiện tượng tôm bỏ ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tôm bị stress, thời tiết, môi trường nước thay đổi, … nhưng khi lượng thức ăn trong ngày dư thừa nhiều cũng không loại trừ khả năng tôm bị nhiễm bệnh.

Người nuôi tôm cần kiểm tra lại tình trạng ao nuôi và điều chỉnh lượng cho ăn phù hợp.

Bảng giá tôm

Đơn vị: Nghìn VNĐ - -1 - Cập nhật lúc Invalid date