Tất cả
Bệnh Tôm
Kỹ thuật
Thị trường

KIÊN GIANG: TÌNH TRẠNG TÔM CHẾT DO NẮNG NÓNG

TOMOTA
2:00 02/05/2023

Thời gian gần đây tình trạng thời tiết nắng nóng kéo dài dẫn đến phát sinh dịch bệnh trên tôm, nhiều diện tích tôm nuôi thiệt hại nghiêm trọng. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang kịp thời triển khai nhiều biện pháp nhằm xử lý và khắc phục tình trạng tôm chết hàng loạt, giảm chi phí và thiệt hại trên người nuôi tôm.

kien-giang-tinh-trang-tom-chet-do-nang-nong.png

Theo ghi nhận trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tính đến hiện tại đã thiệt hại trên 440 ha diện tích nuôi tôm. Sau 2 tháng thả giống và tôm chết hàng loạt chỉ sau 2 ngày phát hiện, để kịp thả lại bầy tôm khác, gia đình ông Đỗ Văn Đô ngụ xã Đông Thái, huyện An Biên đang gấp rút bơm nước, cày trục và xử lý hóa chất trong ao nuôi.

Vợ chồng ông Đô cho biết, năm nay tình trạng nắng kéo dài nhiều ngày nên dịch bệnh cũng dễ dàng phát sinh và lây lan nhanh hơn. Chỉ tính trong khu vực gần nhà ông Đô, có đến 80% hộ chịu thiệt hại nặng nề giống ao nuôi của ông, trong khi chỉ khoảng nửa tháng nữa thôi là đã đến ngày thu hoạch rồi!

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang, việc tôm nổi đầu và chết hàng loạt nguyên nhân chính đó là do tình hình nắng nóng kéo dài, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột dẫn đến sức đề kháng và sức khỏe tôm yếu đi, khiến mầm bệnh dễ tấn công và gây ra dịch bệnh. Chỉ tính đến ngày 18/4, trên toàn địa bàn tỉnh có hơn 308,7 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh trên tổng số 44,6 ha diện tích tôm nước lợ chịu thiệt hại với 130 ổ dịch ghi nhận được. Trong đó diện tích tôm bị thiệt hại do sốc môi trường là 137,7 ha.

Các bệnh gây thiệt hại trên tôm phải kể đến như bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, vi bào tử trùng, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu khiến số lượng tôm hao hụt, giảm năng suất và sản lượng. Đặc biệt, bệnh đốm trắng do virus là nguyên nhân gây bệnh chính khi chiếm gần 94% diện tích tôm bị nhiễm bệnh.

Trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Kiên Giang như An Biên, An Minh, Gò Quao, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, dịch bệnh xảy ra cao điểm vào khoảng từ đầu tháng 3/2023 cho đến nay. Một số hộ nuôi tiến hành thu hoạch nhưng chỉ đạt sản lượng thấp, lỗ nhiều hơn lãi, chỉ đủ bù vào 1 phần chi phí ban đầu bỏ ra. Phần lớn còn lại đều thiệt hại 100%, không thu hồi được vốn.

Nắm bắt tình hình, lực lượng thú y đã cấp phát 25.500 kg hóa chất sát trùng cho hơn 100 hộ nuôi tôm bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy để xử lý.

Bảng giá tôm

Đơn vị: Nghìn VNĐ - -1 - Cập nhật lúc Invalid date