Tất cả
Bệnh Tôm
Kỹ thuật
Thị trường

TÌNH HÌNH NUÔI TÔM HIỆN TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

8:58 14/04/2025

Hiện nay, ngành nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long được xem là khu vực then chốt trong chiến lược phát triển ngành tôm Việt Nam. Tại đây, nghề nuôi tôm đã trở thành nguồn kinh tế quan trọng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Trước thực tế đó, khu vực này cần chủ động xây dựng những định hướng chiến lược và kế hoạch hành động nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững cho ngành tôm dài hạn.

hình nuôi tôm tại Sóc Trăng.jpg
Tình hình nuôi tôm hiện tại của Đồng bằng sông Cửu Long

Thực trạng ngành nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long

Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới thời điểm 2024, Việt Nam hiện có khoảng 622.000 ha diện tích nuôi tôm sú và 115.000 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng. Đáng chú ý, tôm thẻ chân trắng đang chiếm ưu thế và trở thành phân khúc phát triển mạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế khu vực.

Trong những tháng đầu năm 2025, người nuôi tôm tại các tỉnh ven biển khu vực này đang rất phấn khởi vì giá tôm nguyên liệu tăng cao. Cụ thể, giá tôm nguyên liệu (bao gồm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng) tăng mạnh:

 >Tôm thẻ chân trắng loại 30 con/kg có giá 150.000 đồng/kg, loại 60 con/kg có giá 119.000 đồng/kg, loại 100 con/kg có giá 120.000 đồng/kg

 >Tôm sú loại 30 - 40 con/kg: từ 160.000 - 180.000 đồng/kg, loại 50 con/kg có giá khoảng 120.000 - 150.000 đồng/kg

Tuy đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, ngành tôm tại nơi này vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, đặc biệt là tác động từ biến đổi khí hậu, giá thức ăn tăng cao và những sự thay đổi khó lường của thị trường. Nhiều hộ nuôi cho biết chi phí sản xuất ngày càng tăng cũng là rào cản lớn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.

Tiềm năng phát triển nuôi tôm công nghệ cao

Trong bối cảnh ngành tôm đang chịu nhiều thách thức, việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số được xem là giải pháp tất yếu để hướng tới phát triển bền vững. Ông Trần Đình Luân - đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường - nhấn mạnh: “Toàn ngành rất mong muốn được chuyển đổi số càng sớm càng tốt bởi thủy sản là một trong những ngành có mức độ hội nhập sâu rộng trong xuất khẩu.”

hình tay bắt tôm.jpeg
Tiềm năng phát triển nuôi tôm công nghệ cao

Việc số hóa quy trình nuôi tôm không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất mà còn tạo sự an tâm cho người nuôi trong hành trình chuyển đổi sang mô hình hiện đại. Trên thực tế, tỉnh Bạc Liêu trong những năm gần đây đã chính thức triển khai mô hình nuôi tôm công nghệ cao, từng bước quy hoạch xây dựng vùng nuôi ổn định và bền vững. Nhờ đó, bà con nông dân đã dần thay đổi từ quan niệm truyền thống “thả con tép, bắt con tôm” sang cách tiếp cận hiện đại: “muốn bắt được con tôm thì phải thả con giống chất lượng và ứng dụng công nghệ cao.”

Nhìn chung, việc này được kỳ vọng sẽ mang lại giá trị to lớn cho người nuôi, đặc biệt tại Đồng bằng sông Cửu Long - khu vực đóng vai trò chủ lực trong sản xuất tôm cả nước. Sau nhiều năm phát triển, Tomota rất vinh hạnh khi có cơ hội đồng hành cùng nhiều bà con trên vùng đất này. Với các giải pháp công nghệ hỗ trợ việc nuôi tôm trở nên tự động hóa, giúp người nuôi nuôi thích ứng trong việc đối mặt với bối cảnh toàn ngành đang chịu sức ép từ thị trường và yêu cầu ngày càng cao về truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả kinh tế. 

DSC00330.JPG
Tổng quan farm nuôi tôm

Tomota tin rằng với những giá trị to lớn mà các giải pháp này mang lại sẽ là chìa khóa vàng giúp bà con nuôi tôm an tâm mùa vụ, phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam. 

Bảng giá tôm

Đơn vị: Nghìn VNĐ - -1 - Cập nhật lúc Invalid date