CẬP NHẬT NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ NUÔI TÔM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng gia tăng, đây được xem là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất tôm, đồng thời ngày càng nhiều quốc gia tham gia vào đường đua nuôi tôm xuất khẩu.
Bức tranh tổng quan về ngành tôm hiện nay của thị trường thế giới
Tổng quan về sản lượng chế biến tôm toàn cầu trong năm nay có xu hướng tăng nhẹ tại Ecuador, một số quốc gia châu Á và thị trường Trung Quốc. Đối với ngành tôm tại thị trường Ấn Độ được kỳ vọng sẽ phục hồi, bên cạnh đó, thị trường chế biến tôm Việt Nam được ghi nhận ở mức tăng trưởng nhẹ.

Tính đến thời điểm đầu năm 2025, mặc dù giá tôm ở nhiều khu vực được ghi nhận ở mức thấp kỷ lục, nhưng theo dự đoán của Gorjan Nikolic - nhà phân tích cấp cao trong lĩnh vực thủy sản toàn cầu cho rằng vào năm 2025 được dự báo sẽ là thời điểm phục hồi của ngành tôm toàn cầu. Ecuador vẫn sẽ là thị trường sản xuất tôm lớn mạnh nhất thế giới, với mức tăng trưởng dự báo đạt 3% vào năm 2025. Tiếp đến là ngành tôm tại Mexico, vào năm 2024, khu vực này có mức tăng trưởng 1% và có xu hướng tăng 4% vào năm 2025, Mexico cũng sẽ có thể phát triển thị trường nội địa mạnh mẽ và tiềm năng gia tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Bên cạnh đó đối với các thị trường có quy mô nhỏ như Brazil, mặc dù đã có tăng trưởng đáng kể từ 2017 với mức tăng 20% vào năm 2023 và 10% vào năm 2024, dự đoán Brazil sẽ vượt qua 160.000 tấn vào năm 2025. Venezuela vẫn sẽ là quốc gia có triển vọng thứ hai ở Châu Mỹ, dù sự tăng trưởng ngành tôm của nơi này dự báo có dấu hiệu chậm lại vào năm 2024 và 2025, song sản lượng vẫn sẽ đạt 70.000 tấn vào năm 2025. Điều đáng chú ý là tại Ấn Độ, giá tôm thấp đã khiến một số hộ nuôi đang có xu hướng chuyển từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng chuyển sang tôm sú.
Tình hình nuôi tôm hiện nay tại Việt Nam
Sau khi triển khai kế hoạch phát triển ngành trong giai đoạn 6 năm, ngành tôm Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khi mà diện tích nuôi tôm tăng trung bình 5% mỗi năm, trong đó sản lượng tăng trung bình 8,4% chủ yếu nhờ năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng - đây là giống tôm chủ lực được nuôi trồng tại Việt Nam, với sản lượng tăng liên tục và mạnh mẽ, đạt mức 82% sau 5 năm, tương đương mức tăng trung bình 13% mỗi năm. Bên cạnh đó, sản lượng chế biến tôm sú ghi nhận mức giảm trung bình 1.5%, có xu hướng giảm 8% sau 6 năm. Tính đến hiện tại, ngành chế biến tôm thẻ chân trắng và tôm sú đã trở thành một trong hai lĩnh vực thuỷ sản trọng điểm trong chiến lược phát triển nuôi trồng thuỷ sản quốc gia.

“Bền vững” đang là xu hướng được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động sản xuất và chế biến tôm nói riêng cũng như ngành thuỷ sản nói chung tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thực hiện hóa mục tiêu phát triển bền vững, Nhà nước và các hộ nuôi cần xây dựng những kế hoạch dài hạn, đồng thời bà con nuôi tôm cũng cần chuẩn bị những kế hoạch dài hạn, linh hoạt đổi mới ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất và quản lý.
Hiện nay, chuyển đổi số trong quản lý sản xuất đang dần trở nên quen thuộc với người nuôi tôm tại nhiều địa phương. Việc ứng dụng công nghệ không chỉ giúp tối ưu hoá một số khâu trong quy trình quản lý chất lượng tôm, giúp người nuôi tiết kiệm thời gian và mở rộng thị trường tiêu thụ. Do đó, quá trình số hóa ngành tôm cần được Nhà nước tích cực thúc đẩy và lan tỏa rộng rãi đến nhiều khu vực, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long - nơi được xem là trung tâm phát triển ngành tôm trọng điểm của cả nước.
Chính vì vậy, Tomota tin rằng với những nỗ lực từ phía Nhà nước nói chung và cộng đồng các hộ nuôi nói riêng trong hành trình ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lý, ngành tôm Việt Nam trong tương lai gần sẽ phát triển bền vững và từng bước vươn tầm thế giới.