NƯỚC SẠCH - TÔM KHỎE, BÀ CON YÊN TÂM VỤ MÙA
Quản lý tốt chất lượng nguồn nước nuôi chính là yếu tố quan trọng quyết định mức độ tăng trưởng của tôm. Nước khỏe thì tôm khỏe, hệ sinh thái nuôi trồng luôn cần đạt chuẩn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ổn định của loài. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Tomota tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc quản lý môi trường nước cũng như khám phá thêm những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ Tomota A3 vào quy trình quản lý chất lượng nguồn nước ao nhé.
Những chỉ tiêu quan trọng trong việc kiểm soát môi trường nước
Màu nước ao trong quá trình nuôi khi có vấn đề sẽ rất dễ quan sát và đánh giá tổng thể về chất lượng môi trường sống của tôm. Tùy thuộc vào từng màu sắc, bà con sẽ đánh giá được thang điểm chất lượng của nước nuôi nhằm đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp. Với tình hình biến động thời tiết cùng những yếu tố tác động bên ngoài, việc giữ ổn định chất lượng nguồn nước trở nên khó khăn hơn bao giờ.

Chỉ số đầu tiên mà bà con cần kiểm soát ngay từ đầu giai đoạn nuôi đó chính là Nitrit (Khí NO2), đây là một loại khí độc được sinh ra trong quá trình phân hủy hữu cơ của một số loài vi khuẩn đặc trưng. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc người nuôi không có thói quen xi phông ao định kỳ, việc không xử lý thường xuyên các thức ăn thừa, chất thải của tôm sẽ khiến nước ao dần xuất hiện những loại vi khuẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của tôm. Chính vì thế, người nuôi cần thường xuyên xi phông ao nhằm duy trì sự ổn định của loài và gia tăng hiệu suất nuôi trồng.
Tiếp đến là độ pH trong nước, đây là chỉ số quan trọng ảnh hưởng đồng thời trực tiếp và gián tiếp sự tăng trưởng trưởng, mức độ dinh dưỡng và sự sinh sản của tôm. Độ pH đạt chuẩn sẽ nằm trong khoảng 7.5 - 8.5. Chính vì vậy, trong quá trình nuôi, bà con cần kiểm soát chặt chẽ vấn đề này. Có 2 yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH của nước đó là tảo và các vi sinh vật sử dụng CO2. Bên cạnh đó, sự biến động thời tiết liên tục như hiện nay cũng chính là yếu tố tác động lớn đến mức độ pH. Một khi chỉ tiêu này có sự biến động lớn, tôm sẽ chậm lột xác, dễ stress đồng thời mất cân bằng áp suất thẩm thấu, làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng tỷ lệ nhiễm bệnh trên loài. Bên cạnh đó, duy trì độ kiềm trong nước cũng giúp tôm có môi trường sống khoẻ mạnh. Đây là chỉ số quan trọng giúp đánh giá chất lượng nước trong ao và khả năng trung hòa axit của nước. Độ kiềm đề cập đến khả năng duy trì pH ổn định của nước, chống lại sự thay đổi đột ngột của pH do các yếu tố ngoại cảnh.
Ngoài ra, những yếu tố khác cũng quyết định vụ mùa thành công như hàm lượng ôxy hoà tan luôn cần duy trì ở mức trên 4 mg/l, kiểm soát chặt chẽ NH3 (amoniac) và NH4 (ion amoni), sự chuyển đổi của hai chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào độ pH, nhiệt độ và độ mặn của nước ao.
Ổn định nguồn nước - Vững vàng vụ mùa
Việc đảm bảo môi trường nước ổn định sẽ tạo ra môi trường thuận lợi giúp tôm nhanh chóng phát triển khỏe mạnh. Một trong những nỗi sợ hàng đầu của người nuôi chính là việc tôm thành phẩm rớt giá do những ảnh hưởng bởi dịch bệnh, môi trường tác động bên ngoài. Chính vì thế, việc chăm nước trước khi chăm tôm là điều cần thiết nếu bà con muốn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh trong tôm. Hiện nay, việc nuôi tôm công nghệ cao đã được lan rộng nhằm tối ưu quy trình quản lý, giúp việc kiểm soát chất lượng tôm định kỳ trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Một trong số đó phải kể đến Tomota A3 - thiết bị quản lý môi trường nước hiệu quả và nhanh chóng.
Tomota A3 được phát triển dựa trên những thành tựu công nghệ nổi bật trong thời đại số. Với chức năng quản lý môi trường nước bằng việc sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh, A3 có khả năng kiểm soát chất lượng môi trường nước trong ao một cách dễ dàng và nhanh chóng. Điểm nổi trội của thiết bị chính là khả năng tần soát 4 chỉ tiêu môi trường nước ao bao gồm Kiềm, Tan, pH và Nitrit. Việc kiểm tra định kỳ chất lượng nước sẽ giúp bà con sớm phát hiện những vấn đề bất thường của môi trường nơi tôm sinh sống, giúp đưa nhanh các giải pháp nhằm xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro tôm bệnh lây lan gây rớt giá cho tôm thành phẩm.
Tomota hy vọng rằng thông qua bài chia sẻ hôm nay, người đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích về tầm quan trọng cũng như những chỉ tiêu cần kiểm soát trong quá trình quản lý chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả nuôi tôm và hạn chế được những rủi ro không đáng có. Hãy cùng đổi mới vì một tương lai bền vững cho ngành tôm Việt Nam!