Tất cả
Bệnh Tôm
Kỹ thuật
Thị trường

Bệnh đốm trắng trên tôm và cách phòng bệnh (WSS/ WSD)

TOMOTA
10:38 20/12/2022

Tên đầy đủ: Bệnh Đốm Trắng (White spot syndrome – WSS hay White spot disease - WSD). Virus gây bệnh Đốm trắng thường được đề cập với cái tên WSSV. Bệnh Đốm trắng WSS là bệnh do virus gây ra, do đó cần phân biệt với bệnh Đốm trắng do vi khuẩn.

Đối tượng nhiễm bệnh: Virus gây bệnh Đốm trắng có khả năng gây bệnh trên rất nhiều loài động vật Giáp xác khác nhau, bao gồm hầu hết các loài thuộc Họ Penaeidae (Họ Tôm he, chứa nhiều loài tôm có tầm quan trọng kinh tế, chẳng hạn như tôm sú, tôm thẻ chân trắng…). Ngoài ra Virus gây bệnh Đốm trắng cũng có thể gây bệnh trên một số loài Cua, Tôm hùm và Tôm hùm đất.

Dấu hiệu lâm sàn

Triệu chứng lâm sàng xuất hiện trên tôm nhiễm bệnh rõ rệt nhất là các đốm trắng dưới vỏ đầu ngực và trên đốt bụng (đặc biệt ở đốt đuôi). Các đốm thường có hình tròn đường kính từ 0,5 - 2,0 mm và nhân màu đen do sắc tố melanin ở giữa đốm, đôi khi kèm theo mẩn đỏ khắp cơ thể (đỏ thân). Tôm nhiễm WSS có gan tụy to và có màu trắng vàng, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, có xu hướng bơi lờ đờ trên mặt nước gần bờ ao. Tỉ lệ chết khi đốm trắng bắt đầu xuất hiện có thể đạt 100% sau 2-3 ngày.

benh-dom-trang-wss-wsd.jpg
Hình 1: Tôm bệnh có những đốm trắng trên vỏ đầu và ngực Tôm sú 

Bệnh Đốm trắng thường xuất hiện từ giai đoạn 3 tuần đến 2 tháng nuôi thương phẩm. Đặc biệt bệnh có thể xảy ra ngay giai đoạn tôm có kích thước còn nhỏ nên triệu chứng đốm trắng trên tôm rất khó quan sát. Một số trường hợp virus có độc lực mạnh sẽ làm tôm chết trước khi đốm bắt đầu xuất hiện.

Cần phân biệt rõ triệu chứng bệnh Đốm trắng do virus (WSSV) với bệnh Đốm trắng do vi khuẩn (BWSS). Tôm nhiễm bệnh Đốm trắng do vi khuẩn cũng có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể, tuy nhiên các đốm trắng này nhỏ và ít hơn đốm trắng do WSSV gây ra. Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng, trong khi đó đốm trắng do vi-rút có đốm đen (melanin) ở giữa. Các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết. Nhìn chung bệnh Đốm trắng BWSS làm tôm ăn chậm hơn nhưng không gây thiệt hại đáng kể như WSSV.

benh-dom-trang-tomota.jpgbenh-dom-trang-wss-wsd-5.jpg

Hình 2: Từ trái sang phải là Bệnh Đốm trắng gây ra bởi virus (WSSV) trên Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei và Bệnh Đốm trắng gây ra bởi vi khuẩn (BWWS)

Tác nhân gây bệnh

WSS do một loại virus thuộc chi Whispovirus, họ Nimaviridae gây ra.

WSSV là virus DNA mạch kép, hình que, hạt virus có kích thước chiều dài 240–380 nm và đường kính 70–159 nm và không có thể ẩn (Occlusion body). WSSV có lớp màng lipid kép bao bọc và 1 cấu trúc như đuôi ở cuối hạt virus. Loại virus này kí sinh trong nhân vật chủ và có độc lực rất mạnh, có thể gây chết tôm ở tất cả các giai đoạn từ ấu trùng đến giai đoạn trưởng thành.

WSSV có khả năng lây lan chủ yếu giữa các cá thể Giáp xác qua đường tiêu hóa và môi trường nước trong trại nuôi (lây truyền theo chiều ngang), hoặc lây truyền theo chiều dọc (từ cá thể mẹ bị nhiễm bệnh) trong các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Virus này cũng hiện diện trong các cá thể tôm ở tự nhiên, đặc biệt là ở các vùng nước ven biển tiếp giáp với các vùng nuôi tôm ở các nước Châu Á.

Khi bắt đầu xuất hiện thành dịch, loại vi rút này có thể gây chết tổng số đến 70-100% số tôm trong ao. Ở thể nhiễm cấp tính, tchết trong vòng 2-10 ngày sau khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng. Tỷ lệ chết của tôm bị ảnh hưởng bởi WS giảm khi nhiệt độ môi trường cao trên 32°C.

  

benh-dom-trang-wss-wsd-2.jpg
Hình 3: (A) Hình thái hạt virus (virion) WSSS. (B) Hình chụp bằng kính hiển vi điện tử hạt virus WSSS cho thấy hạt virus có bộ phận như đuôi (mũi tên).

Đây là một loài virus cực kì nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi thủy sản, vì có tốc độ lây lan nhanh, gây tôm chết nhiều, diễn biến bệnh âm thầm và chưa có biện pháp điều trị bệnh cũng như thuốc ngăn ngừa đặc hiệu.

Phương pháp chuẩn đoán

Có thể chẩn đoán trực tiếp sự xuất hiện của WSS tại hiện trường bằng cách xem các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện trên tôm (tiêu biểu là các đốm trắng và đỏ than). Có thể xét nghiệm mẫu tôm bằng kỹ thuật PCR và mô bệnh học trong phòng thí nghiệm để kiểm chứng và phân biệt giữa WSS và BWSS.

Ngoài ra tôm cũng có thể bị Đốm trắng do điều kiện môi trường, hoàn toàn không phải do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Tôm có đốm trắng xuất hiện ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng, nhưng vẫn khoẻ mạnh và hoạt động và ăn bình thường. Kết quả xét nghiệm PCR âm tính với WSSV. Ở trạng thái này, chu kỳ lột xác của tôm dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng hơi chậm. Nguyên nhân của triệu chứng đốm trắng này do độ cứng (Ca2+ và Mg2+) của nước cao, tôm hấp thu nhiều ion Ca2+ và Mg2+ và làm xuất hiện trên vỏ những đốm trắng. Để khắc phục hiện tượng này có thể thay nước để làm giảm độ cứng, tránh bón vôi quá liều, cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với biện pháp kích thích lột xác. Sau khi lột xác thì đốm trắng sẽ mất đi.

Con đường phát sinh và lây lan bệnh

Bệnh đốm trắng do virus có thể lây truyền theo chiều dọc cũng như chiều ngang. Con đường lây truyền bệnh theo chiều ngang chủ yếu thông qua đường ăn uống. Trong nước, WSSV có thể vào tôm qua đường mang. WSSV vào nước qua nhiều con đường, có thể từ đất hoặc qua các loài động vật mang mầm bệnh (động vật phù du, động vật thân mềm, thực vật phù du, giun, thậm chí là các loài giáp xác không chân đốt như Balanus sp. và annelid như giun nhiều đốt cũng có thể là vật mang mầm bệnh đến ao tôm). 

Bảng giá tôm

Đơn vị: Nghìn VNĐ - -1 - Cập nhật lúc Invalid date