Tất cả
Bệnh Tôm
Kỹ thuật
Thị trường

BỆNH HOẠI TỬ CƠ (IMN)

TOMOTA
10:35 20/12/2022

Tên đầy đủ: Bệnh hoại tử cơ (Infectious myonecrosis - IMN).

Đối tượng nhiễm bệnh: 

IMN xuất hiện chủ yếu ở Tôm thẻ chân trắng. Thí nghiệm cảm nhiễm nhân tạo cho thấy virus gây bệnh IMN cũng có khả năng gây bệnh trên tôm xanh Nam Mỹ và tôm sú.

DẤU HIỆU LÂM SÀN:

Ở giai đoạn cấp tính, tôm bệnh hoại tử cơ thường có phần cơ bụng và cơ đuôi trắng đục. Một số trường hợp tôm lột xác hàng loạt hoặc xuất hiện hiện tượng hoại tử và đỏ ở các vùng cơ này.

Đôi khi cơ quan lympho của tôm trương to lên gấp 2-4 lần kích thước bình thường.

Bệnh hoại tử cơ với tỉ lệ chết cao đột ngột, thường xảy ra vào sau các thời điểm hay các hoạt động có thể gây sốc cho tôm ví dụ chài tôm, độ mặn hay nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột...

Hình 1: (A) Tôm nhiễm IMNV có phần cơ đuôi trắng đục hoặc (B) có màu đỏ do hoại tử.

Giai đoạn mạn tính của bệnh IMN gây tử vong vào ngày thứ 9-13 sau khi nhiễm bệnh. Tôm ở giai đoạn hậu ấu trùng, ấu trùng và trưởng thành ở tuổi nuôi 60-80 ngày tuổi rất dễ nhiễm virus, khả năng chết 50-70% số lượng tôm trong ao. Độ mặn thấp <30 cũng làm tăng tốc độ nhân lên củavirus, ngược lại ở độ mặn 35 quá trình sao chép và lây nhiễm của virus diễn ra chậm hơn.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH:

Tác nhân gây bệnh Hoại tử cơ là Infectious myonecrosis Virus – IMNV, một thành viên của họ Totiviridae và được phát hiện có liên quan chặt chẽ nhất với virus Giardia lamblia. IMNV là virus có vật chất di truyền là RNA mạch đôi (dsRNA), cấu trúc không có lớp màng bao.

Hình 2: Infectious myonecrosis Virus dưới kính hiển vi. 

Do IMNV là dsRNA không màng bao bọc, có khả năng IMNV có thể lây nhiễm trong ruột và phân của các loài chim biển đã ăn tôm chết từ các trại nuôi có dịch IMN đang diễn ra.

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN:

IMN có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của tôm và là một bệnh nhiễm trùng mãn tính. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 70% vào cuối chu kỳ nuôi. Các dấu hiệu ban đầu có thể là tôm bắt đầu lờ đờ và giảm ăn. Khi tôm chết số lượng lớn do IMN, phần cơ bụng và cơ đuôi có màu đỏ tương tự như màu của tôm nấu chín.

Hình 3: Tôm thẻ chân trắng chết do bệnh hoại tử cơ ở (A) Đông Bắc Brazil năm 2002 và (B) Đông Java, Indonesia năm 2006.

Cơ quan đích của IMN virus được ghi nhận là cơ vân, mô liên kết, tế bào máu, và cơ quan bạch huyết của tôm. Do đó quy trình chẩn đoán bệnh IMN thường nhắm đến kiểm tra các cơ quan này.

Các triệu chứng đục cơ do IMN rất dễ bị nhầm lẫn sang bệnh đục cơ do môi trường và đục cơ do PvNV. Để có kết quả chẩn đoán và xác định tình trạng lâm sàng bệnh chính xác nhất, xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc RT-qPCR được khuyến nghị.

CON ĐƯỜNG LÂY LAN DỊCH BỆNH:

IMN virus có thể được truyền theo cả chiều ngang và chiều dọc. Dù không có bằng chứng rõ ràng, có khả năng IMN virus có thể được truyền qua nước hoặc trầm tích (tương tự WSSV và một số loại virus gây bệnh cho tôm khác).

IMN virus cũng có thể được truyền qua đường tiêu hóa thông qua việc tôm ăn thịt đồng loại bị bệnh và chết.

Ấu trùng tôm có thể bị nhiễm bệnh thông qua truyền dọc từ tôm mẹ vì IMN virus được phát hiện trong trứng và buồng trứng của tôm mẹ bị nhiễm bệnh.

Các cá thể Artemia sp. (bao gồm các động vật giáp xác thủy sinh thuộc chi Artemia) là thức ăn thiết yếu được sử dụng trong nuôi tôm và trưởng thành.  Có nghiên cứu chứng minh rằng Artemia franciscana – một loại Artemia sử dụng làm thức ăn cho tôm- có thể hoạt động như một vector mang mầm bệnh IMNV.

IMN virus vẫn có thể lây nhiễm trong ruột và phân của những con chim biển ăn tôm chết sau đó bệnh được lan truyền trong và giữa các trang trại thông qua phân chim hoặc xác tôm bệnh.

XỬ LÝ AO NHIỄM BỆNH:

Tôm chết do IMN có mang mầm bệnh virus và có khả năng lây lan sang các khu vực khác do chim và các loại động vật ăn xác thối, do đó cần vớt tôm chết và xử lí càng sớm càng tốt. Chôn xác tôm là biện pháp ít tốn kém nhất có thể tiến hành.

IMN Virus có thể tồn tại trong vài ngày trong nước ao. Do đó, nước phải được khử trùng bằng clorineở nồng độ 50 ppm trong ít nhất 4 ngày trước khi xả. Tôm chết nên được loại bỏ trước khi khử trùng nước ao. Các chất lắng đọng trong ao sau đó phải được phơi nắng kỹ trong ít nhất hai tháng và cũng có thể được xử lý bằng vôi tối thiểu0,5 kg/ m2. Các thiết bị sử dụng trong ao nuôi (lưới, ủng, máy sục khí, đường ống, v.v.), bể chứa và bề mặt các khu vực tiếp xúc nước ao cũng cần được khử trùng.

PHÒNG TRỊ BỆNH:

Có thể phòng ngừa IMN bằng cách thắt chặt hệ thống an toàn sinh học. Luôn sử dụng giống chứng minh là không có bệnh hoặc SPF. Áp dụng an toàn sinh học nghiêm ngặt trong khu vực nuôi trồng thủy sản đã bị nhiễm bệnh để ngăn ngừa dịch bệnh lan truyềnsang các khu vực lân cận. Cấm di chuyển tôm sống và chưa nấu chín từ các cơ sở bị nhiễm bệnh vào các khu vực không có IMNV và các nhà máy chế biến ngoài địa điểm. Hạn chế hoặc cấm sử dụng và di chuyển thiết bị và phương tiện giữa các trang trại trong khuôn viên bị nhiễm bệnh.

Lắp đặt lưới hoặc nhựa dưới đáy ao để ngăn chặn các sinh vật thủy sinh như cua vào ao và sử dụng các thiết bị xua đuổi chim. Kiểm soát sự tiếp cận của chim biển đến tôm sống và chết trong cơ sở bị nhiễm bệnh.

Có thể áp dụng một số loại Probiotic được chứng minh là tăng cường khả năng miễn dịch bẩm sinh(miễn dịch không đặc hiệu) ở tôm và chống lại mầm bệnh.

MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC:

Bệnh hoại tử cơ IMN trên Tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu lâm sàng và đặc điểm mô bệnh học tương tự với Bệnh trắng đuôi trên tôm biển gây ra bởi Penaeus vannamei Novavirus – PvNV. Do vậy, cần đánh giá các đặc điểm bệnh lí và cân nhắc sử dụng các bộ kit xét nghiệm thích hợp trong trường hợp không phân biệt được 2 bệnh trên.

Hình 6: Các dạng hoại tử đục cơ có thể xuất hiện ở tôm nhiễm PvNV rất giống với hoại tử đục cơ do IMNV. 

Tôm Thẻ chân trắng Penaeus vannamei cũng có thể mắc một bệnh khác có triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Hoại tử cơ IMN, gọi là bệnh Đục cơ. Bệnh đục cơ và Hoại tử cơ IMN có triệu chứng rất giống nhau, phần cơ thịt của tôm đều bị trắng đục khi mắc bệnh. Khác với IMN có nguyên nhân từ virus IMNV, bệnh Đục cơ xảy ra do tôm thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước: Kali, Magie, Canxi…hoặc bị sốc bởi yếu tố môi trường, tác nhân vật lý… dẫn đến hiện tượng đục cơ và cong thân.

Bảng giá tôm

Đơn vị: Nghìn VNĐ - -1 - Cập nhật lúc Invalid date