Tất cả
Bệnh Tôm
Kỹ thuật
Thị trường

DỊCH BỆNH LÀM CHẬM TIẾN ĐỘ THẢ GIỐNG

TOMOTA
4:14 27/04/2023

Theo khung thời vụ xuân hè đã được ngành chuyên môn kháng cáo, mùa nuôi tôm nước lợ đã khởi động từ đầu tháng 1 tuy nhiên tính đến hiện tại thì tiến độ thả giống năm nay có phần chậm hơn so với cùng kỳ bởi các tác động từ yếu tố thời tiết, dịch bệnh cũng như áp lực về giá thành và chi phí sản xuất.

dich-benh-lam-cham-tien-do-tha-giong (2).png

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, theo báo cáo của Cục Thú Y cả nước ghi nhận 6 tỉnh bị thiệt hại mạnh với trên 1.612 ha tôm, trong đó 688 ha bị thiệt hại riêng bởi yếu tố dịch bệnh - sao với cùng kỳ năm 2022 thì con số này đã tăng lên gấp đôi. Cũng theo báo cáo trên, các tác nhân gây bệnh trên tôm nuôi chủ yếu là: bệnh Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô, bệnh do Vi bào tử trùng, bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính và bệnh Đốm trắng. Với tốc độ  lây lan nhanh, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm.

Cà Mau là địa phương được ghi nhận có mức thiệt hại trầm trọng nhất với diện tích thâm canh đến 3,94 ha bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến bị bệnh là 366,2 ha tương đương với 50 - 80% diện tích tôm nuôi bị bệnh. Trong 3 tháng đầu năm, tại tỉnh Cà Mau và tỉnh Sóc Trăng ghi nhận thiệt hại do bệnh EHP trên tổng diện tích là 1,3 ha. Địa phương tiếp theo chịu mức thiệt hại không kém đó là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Trà Vinh với số liệu thiệt hại được báo cáo như sau: 442 ha tôm sú bị bệnh, 256 ha tôm thẻ bị bệnh trong đó 404 ha là diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh, 284 ha là diện tích nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa. Ngoài ra, diện tích còn lại là 924 ha, chiếm 57,3% do yếu tố môi trường và thời tiết.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh cho hay, trên địa bàn tỉnh từ cuối tháng Hai đến đầu tháng Ba năm nay chịu ảnh hưởng nhiều cơn mưa trái mùa gây biến động xấu đến môi trường nước trên ao nuôi gây thiệt hại nặng nề đến 22,6 triệu con tôm thẻ chân trắng và 4,7 triệu con tôm sú nuôi của bà con nông dân. Chưa kể đó là đợt không khí lạnh ngày càng biến động về nhiệt độ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi, làm tăng diện tích tôm nuôi bị chết.

Tỉnh Sóc Trăng với độ thả nuôi hơn 3.631,1 ha tôm nước lợ (tính năm 2023) đã ghi nhận 20,7 ha tôm nuôi thiệt hại với các bệnh chủ yếu là bệnh Đốm trắng và bệnh Vi bào tử trùng. Theo ghi nhận, đáng ra đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh phải hoàn tất việc thả giống thì địa phương mới chỉ đạt 80% kế hoạch.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, nhiều diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong tình trạng dịch bệnh ngay từ đầu vụ nuôi năm 2023. Ông Lê Chí Thuận - hộ nuôi tôm tại xã Nghĩa Hòa chia sẻ, chưa đầy một tuần kể từ khi thả nuôi tôm xuống ao nuôi, tôm có dấu hiệu đỏ và chết toàn bộ, tổng thiệt hại lên đến hơn 10 vạn con tôm giống.

Dấu hiệu khả quan nhất có lẽ là người dân đã bắt đầu mở rộng việc thả nuôi theo hình thức thăm dò, chứng tỏ sự thận trọng của bà con trong sản xuất, đảm bảo an toàn trong vụ nuôi trước vô vàn khó khăn và thách thức phía trước.

Bảng giá tôm

Đơn vị: Nghìn VNĐ - -1 - Cập nhật lúc Invalid date