GIÁ TÔM GIẢM SÂU – KHỞI ĐẦU MỘT KỶ NGUYÊN NUÔI TÔM MỚI TẠI VIỆT NAM?
Tính đến thời điểm hiện tại thị trường vẫn đang rất căng thẳng, giá bán tôm chưa có chuyển biến tốt do đó nhiều trại nuôi liên tiếp “treo ao” hoặc chần chừ thả nuôi. Chính vì thế, một số ý kiến cho rằng các nhà máy chế biến tôm nguyên liệu có thể đứng trước tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu trong những tháng tiếp theo nếu tình hình thị trường tiêu dùng có những tín hiệu tích cực.
Tuy nhiên trong suốt thời gian vừa qua tình hình xuất khẩu tôm vẫn đang rất khó khăn, tồn kho cao tại các thị trường nhập khẩu lớn cũng như các nhà máy chế biến xuất khẩu dẫn tới viễn cảnh thiếu tôm nguyên liệu để sản xuất được nêu trên trở nên mơ hồ.
Theo ông Donelson Berger – Phó chủ tịch công ty Sea Lion International, giá tôm tại thị trường Hoa Kỳ đang ở mức thấp nhất trong 10 năm qua và lượng tôm nhập khẩu có thể giảm về mức 690 ngàn tấn trong năm nay – ngang bằng với năm 2018, xóa sạch toàn bộ mức tăng trưởng nhập khẩu của những năm trước đó.
Trong Top 4 nước xuất khẩu tôm vào Mỹ thì Việt Nam nằm ở nhóm sụt giảm mạnh nhất -44% trong Quý I, năm 2023 trong khi con số tương ứng với Indonesia và Ấn Độ chỉ là -26% và -18%, thậm chí Ecuador còn tăng trưởng 4%. Khi thu nhập khả dụng thấp đi, người tiêu dùng sẽ rất nhạy cảm về giá và sự sụt giảm nghiêm trọng của xuất khẩu tôm Việt Nam vào thị trường số 1 Hoa Kỳ thể hiện rõ chi phí của chúng ta đang cao và thiếu đi sự cạnh tranh so với các đối thủ.
Nguồn: Donelson Berger – VP at Sea Lion International
Chúng ta đều biết công thức của ngành sản xuất là Lợi nhuận = Giá bán – Chi phí. Giá bán được quyết định bởi thị trường, đặc biệt khi chúng ta đã ra biển lớn và tham gia cuộc chơi với tất cả các quốc gia khác nhau trên thế giới trong một sân chơi rộng mở. Lợi nhuận chỉ được đảm bảo được thu về thông qua tối ưu chi phí sản xuất. Do vậy, bài toán của người nuôi không phải là treo ao chờ giá lên để nuôi lại mà sẽ là tìm kiếm những phương án nuôi tôm có tỷ lệ thành công cao và chi phí nuôi thấp hơn giá mua hiện tại. Từ đó giúp chúng ta nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong mọi hoàn cảnh.
Thực tế cho thấy, tại một số địa điểm, dù nhiều người “treo ao” nhưng bên cạnh vẫn có nhiều hộ nuôi liên tục thu và thả tôm. Chú T.B.C tại Bình Đại vẫn duy trì thả nuôi và thu tôm liên tục trong thời gian vừa qua.
Nhờ xuất thân từ nghiên cứu khoa học, chú thường xuyên ghi chép lại dữ liệu, tình hình các vụ nuôi và từ đó mau chóng đúc rút những kinh nghiệm và đưa ra được mô hình phù hợp với cách vận hành và điều kiện cho các khu nuôi hiện tại của mình.
Chú trung thành với mô hình nuôi mật độ thưa, ao đất thả tối đa 75 con mỗi m2 mặt nước, kết hợp vi sinh và tảo để đảm bảo môi trường sống an toàn và tăng cường miễn dịch của tôm. Hiện nay dù giá tôm 25 con chỉ còn 140 ngàn nhưng với chi phí sản xuất khoảng 100 ngàn, Chú vẫn có lời và duy trì tốt cuộc sống cho đội ngũ nhân sự.
Một trong những cách mà chúng ta có thể suy xét đến đó là ứng dụng việc phân tích dữ liệu vào trong nuôi trồng. Dữ liệu sẽ giúp chúng ta đưa ra những câu trả lời có ý nghĩa cho các mô hình nuôi phù hợp với mỗi người nuôi từ siêu thâm canh đến thâm canh.
TOMOTA S3 hiểu rằng để người dùng có bước chuyển biến trong quá trình nuôi tôm dựa trên dữ liệu, chúng ta cần bước đi từ những điều đơn giản nhất, đó là ghi nhận lại quá trình tăng trưởng và phát triển của tôm bằng hình ảnh.
Giữa lúc vật giá leo thang và các vật tư ngành tôm liên tục tăng giá, TOMOTA thực hiện chương trình đồng hành, giảm 10% giá bán máy TOMOTA S3 cũng như miễn toàn bộ phí duy trì phần mềm trong năm 2023 để cùng bà con vượt qua khó khăn trước mắt.
Đồng hành cùng người nuôi, trong nguy có cơ, mong rằng những hộ nuôi sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho nuôi tôm tại Việt Nam – nuôi tôm dựa trên dữ liệu.