Tất cả
Bệnh Tôm
Kỹ thuật
Thị trường

Nguyên nhân tôm chết sau mưa và cách khắc phục hiệu quả nhất

TOMOTA
11:30 22/05/2024

Mưa bão là thách thức lớn đối với người nuôi tôm không những ở Việt Nam mà ở những khu vực khác trên thế giới. Theo nghiên cứu của Revista Acuacultura - Cámara Nacional de Acuacultura, khi mưa lớn liên tục trong vòng 3 đến 4 ngày ở khu vực Nam Thái Bình Dương, tỷ lệ chết của tôm nuôi đã được báo cáo từ 3% đến 50% trên tổng diện tích nuôi. Bài viết này của Tomota sẽ đi sâu phân tích nguyên nhân gây ra tình trạng tôm chết sau mưa và cung cấp cho bạn những cách xử lý hiệu quả nhất.

Nguyên nhân chính khiến tôm chết sau mưa

Trời mưa sẽ làm thay đổi nhanh chóng về điều kiện ao nuôi và khiến tôm kém phát triển, dịch bệnh và thậm chí chết hàng loạt. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến tôm chết sau mưa:

Thay đổi nhiệt độ trong môi trường nước

Sự thay đổi nhiệt độ nước đột ngột, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi như trong mùa mưa, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và quá trình sinh trưởng của tôm. 

Nhiệt độ trong môi trường sống của tôm thường giảm từ 3 đến 5 độ C, sẽ làm giảm tối thiểu 30% lượng tiêu thụ thức ăn của tôm. Bởi mức độ hấp thụ thức ăn của tôm phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, cho nên khi nhiệt độ nước ao giảm 1°C thì sự tiêu thụ thức ăn của tôm cũng giảm từ 5 đến 10%.

Ngoài ra, mưa to còn có thể tạo ra tiếng ồn khi các giọt mưa rơi xuống mặt nước, khiến tôm tôm bị stress và thường ẩn nấp dưới đáy ao. Điều kiện bất lợi này khiến chúng trở nên yếu ớt và dễ bị bệnh, đặc biệt trong và sau các trận mưa lớn.

Đảm bảo được môi trường ổn định, tôm mới có thể phát triển khỏe mạnh (Nguồn: Internet)

Độ pH và kiềm trong ao nuôi tôm giảm

Ngoài việc làm thay đổi nhiệt độ nước, mưa còn ảnh hưởng đến các thông số quan trọng khác của môi trường ao nuôi tôm, đặc biệt là độ pH và độ kiềm. Trong nước mưa vốn có tính axit, nên khi được pha trộn vào ao nuôi, nó sẽ làm giảm độ pH và độ kiềm của nước ao.

Khi độ pH và độ kiềm giảm, hoạt động của các thực vật phù du và vi khuẩn có lợi trong ao nuôi sẽ bị gián đoạn. Đồng thời, khi độ kiềm giảm, vỏ tôm cũng sẽ bị yếu đi do thiếu các khoáng chất cần thiết cho quá trình cứng hóa vỏ.

Bà con nuôi tôm cần theo dõi chặt chẽ các thông số nước và có biện pháp kiểm soát kịp thời (Nguồn: Internet)

Xem ngay: Cách hạ pH trong ao nuôi tôm hiệu quả chỉ trong nháy mắt 2024

Mức oxy hòa tan (DO) trong nước ao nuôi giảm nhanh chóng

Khi lượng mưa lớn xảy ra, thường dẫn đến tình trạng phân tầng nước ao, nghĩa là oxy không được cung cấp đến tầng đáy, gây ra tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng ở tầng đáy, đặc biệt là vào ban đêm. Điều này dẫn đến tình trạng tôm không đủ oxy để thở, dẫn đến chết vào buổi sáng hôm sau.

Ngoài ra, việc thiếu ánh sáng mặt trời sau mưa lớn làm chậm quá trình quang hợp của thực vật phù du và vi tảo, dẫn đến giảm nồng độ oxy hòa tan. Điều này, kết hợp với nhu cầu oxy sinh học tăng lên do sự hoạt động của vi khuẩn dị dưỡng, trong trường hợp không có bổ sung sục khí, có thể gây ra sự suy giảm nhanh chóng hàm lượng oxy hòa tan (DO) xuống mức nguy hiểm (≤ 3 ppm) trong vòng chưa đầy nửa giờ.

Sử dụng máy quạt khí hoặc máy thổi khí để cung cấp oxy cho ao nuôi (Nguồn: Internet)

Khí độc H2S được sinh ra do mưa khiến tôm bị ngộ độc

Sự kết hợp của nước mưa và các chất hữu cơ như thức ăn thừa hoặc chất bẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi sinh vật phát triển. Khi chúng phân hủy các chất hữu cơ có trong ao sẽ sản sinh ra các khí độc như ammonia, hydrogen sulfide (H2S) và methane. Sự tích tụ của những khí độc này có thể gây hại cho sức khỏe và tăng trưởng của tôm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Cụ thể, khí độc H2S sẽ ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của tôm, làm giảm khả năng thích ứng với môi trường nước, dẫn đến suy giảm hoạt động và tăng trưởng. Nếu tôm tiếp xúc lâu dài với nồng độ H2S cao, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, trong đó có bệnh làm tôm bị mang đen.

Khí độc H2S thường tích tụ ở đáy ao do nặng hơn nước (Nguồn: Internet)

Nhiễm phèn và chất hữu cơ

Nước mưa tưởng chừng như nguồn nước tinh khiết nhưng thực tế nó có thể chứa nhiều tạp chất, trong đó nguy hiểm nhất là chất hữu cơ và phèn. Hơn nữa, nước mưa có thể hoà cùng những chất hữu cơ có xung quanh ao và hoà vào nước ao. Khi dòng nước chảy vào ao nuôi tôm, những tạp chất này tích tụ và gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. 

Nguồn nước ao nuôi nhiễm phèn gây hại cho tôm (Nguồn: Internet)

Nhiễm khuẩn và vi khuẩn

Nước mưa có thể mang theo các mầm bệnh từ môi trường xung quanh, bao gồm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng. Khi nước mưa tiếp xúc với nước ao, các mầm bệnh này có thể lây lan nhanh chóng và gây ra các bệnh truyền nhiễm cho tôm. 

Ngoài ra, mưa lớn làm xói mòn đất, cuốn trôi các chất hữu cơ và vi sinh vật từ khu vực xung quanh ao nuôi. Điều này dẫn đến sự gia tăng mật độ vi khuẩn trong nước ao, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển mạnh.

Người nuôi tôm cần làm gì trước, trong và sau khi trời mưa?

Bằng cách chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp thời, người nuôi tôm có thể hạn chế tối đa các rủi ro và thiệt hại do ảnh hưởng của nước mưa gây ra.

Chuẩn bị trước khi trời mưa

Để ứng phó hiệu quả với những ảnh hưởng bất lợi của mưa đối với ao nuôi tôm, người nuôi cần thực hiện các biện pháp chuẩn bị trước khi mưa đến:

  • Đảm bảo hệ thống thoát nước của ao hoạt động tốt, không bị tắc nghẽn. Trong một số trường hợp, cần lắp đặt trạm bơm ở đầu kênh thoát nước để xả nước khi mực nước sông cao vượt quá khả năng thoát nước tự nhiên.
  • Đặt túi canxi cacbonat (CaCO3) với mức 500 kg/ha. Khi trời mưa, chất này sẽ hòa tan, giúp duy trì độ pH và độ cứng nước trong giới hạn thích hợp cho tôm. Trong trường hợp cần thiết, có thể bổ sung thêm kali clorua (KCl) với mức 100kg/ha.
  • Phát hiện và khắc phục kịp thời các điểm xói lở để tránh tình trạng đục ngầu của nước ao khi mưa lớn.
  • Đảm bảo các thiết bị sục khí, quạt nước đều hoạt động hiệu quả để cung cấp oxy đầy đủ cho đàn tôm.
  • Theo dõi thông tin thời tiết ở khu vực nuôi thường xuyên và chuẩn bị sẵn máy phát điện dự phòng trong trường hợp mất điện do mưa to.

Biện pháp phòng tránh khi trời mưa

Khi thời tiết xấu với mưa lớn, các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa sau đây để đảm bảo chất lượng nước và sức khỏe của đàn thủy sản:

  • Đảm bảo tất cả các thiết bị sục khí hoạt động tốt để duy trì mức oxy hòa tan (DO) ở mức chấp nhận được, lý tưởng là trên 5 ppm.
  • Bà con hãy xả bớt nước bề mặt để ngăn sự giảm độ mặn do mưa lớn gây ra.
  • Thường xuyên kiểm tra và theo dõi các thông số chất lượng nước quan trọng như pH, oxy hòa tan và độ kiềm.
  • Định kỳ rải vôi CaO, CaCO3 hoặc CaMg(CO3)2 hoặc các biện pháp xử lý khác để tăng độ kiềm, nhằm duy trì môi trường nuôi trồng thích hợp.
  • Giảm tỷ lệ cho ăn, theo dõi điều kiện ao nuôi và điều chỉnh tỷ lệ cho ăn phù hợp với tình hình.

Bà con cần có biện pháp giảm thiểu tác động của thời tiết xấu, duy trì chất lượng của môi trường nước ao tôm (Nguồn: Internet)

Biện pháp phòng tránh sau cơn mưa

Sau khi xảy ra những cơn mưa lớn, việc quản lý ao nuôi tôm cần được thực hiện cẩn thận để ngăn ngừa các tác động tiêu cực. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh mà bà con cần thực hiện:

  • Khi nhiệt độ tăng lên, cần điều chỉnh dần lượng nước trong ao để duy trì các giá trị pH. kiềm và oxy hòa tan sao cho ở ngưỡng phù hợp. Đồng thời, bổ sung thêm các chất quan trọng như vitamin C, muối kali, muối natri và magie vào thức ăn trước khi cho tôm ăn có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm.
  • Duy trì mức độ sục khí cao cho đến khi có một số lượng vi sinh vật ổn định mới trong ao và đảm bảo hệ thống sục khí, quạt nước hoạt động ổn định.
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học có thể giúp tăng tốc độ phân hủy và nitrat hóa, qua đó ức chế sự phát triển của các mầm bệnh.
  • Lấy mẫu nước, kiểm khuẩn và mẫu tôm để kịp thời phát hiện và xử lý bất kỳ vấn đề nào.
  • Tạt khoáng để bù đắp các chất dinh dưỡng thiếu hụt cho tôm. Và cần vệ sinh ao nuôi thường xuyên, như hút bùn đáy ao để giảm chất hữu cơ và thực vật phù du chết.

Theo dõi chất lượng nước ao nuôi và kiểm tra mẫu nước sau mưa (Nguồn: Internet)

Giải pháp ứng dụng công nghệ thông minh Tomota A3

Quản lý chất lượng nước ao nuôi tôm là một thách thức lớn đối với nhiều bà con nông dân, đặc biệt là vào mùa mưa. Việc sử dụng giải pháp quản lý nước ao nuôi Tomota A3 sẽ giúp bà con nuôi tôm giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

Tomota A3 hoạt động dựa trên công nghệ xử lý hình ảnh tiên tiến bằng trí tuệ nhân tạo, cho phép phân tích đồng thời 4 chỉ tiêu quan trọng của môi trường nước bao gồm: pH, Kiềm, TAN (NH3/NH4) và Nitrit. Chỉ với vài thao tác chụp hình đơn giản, Tomota A3 sẽ xử lý và cung cấp kết quả nhanh chóng về các chỉ tiêu trên với độ chính xác trên 95%.

Dữ liệu phân tích được lưu trữ trực tiếp trên ứng dụng Tomota, giúp bà con nông dân chủ động theo dõi và duy trì các chỉ tiêu môi trường ở mức thích hợp, từ đó tạo điều kiện tối ưu cho tôm nuôi phát triển khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

 Bảo vệ ao nuôi khỏi những tác động tiêu cực của mưa lớn với Tomota A3 (Nguồn: Tomota)

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Tôm chết sau mưa có ăn được không?

Không nên ăn tôm bị chết sau khi mưa bởi tôm có thể chứa những vi khuẩn độc hại.

Tại sao tôm bơi lờ đờ trên mặt nước ao?

Khi tôm bơi lờ đờ trên mặt nước ao có thể do tôm bị nhiễm khuẩn, vi rút hoặc nấm, hoặc do các yếu tố môi trường bất lợi.

Nên đo lường thông số môi trường nước ao nuôi như thế nào vào mùa mưa?

Bà con nên kiểm tra các chỉ tiêu trong môi trường nước ao nuôi trước và sau khi mưa.

Tôm chết sau mưa là vấn đề cấp thiết và có tính nguy hại lớn đối với người nuôi tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng chống hiệu quả là chìa khóa để bảo vệ ao nuôi và nâng cao năng suất vụ tôm. Hy vọng bài viết này của Tomota đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho bà con biết được những biện pháp khắc phục tình trạng trên hiệu quả nhất.


 

Bảng giá tôm

Đơn vị: Nghìn VNĐ - -1 - Cập nhật lúc Invalid date